Hai hội thảo kéo dài đến ngày 3/8 tại tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định với sự tham dự của hơn 50 nhà khoa học hàng đầu thế giới về lĩnh vực vật lý.
Phát biểu khai mạc, GS Trần Thanh Vân, người tổ chức "Gặp gỡ Việt Nam", cho rằng hội thảo mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm gợi mở cho các nhà khoa học, đặc biệt các nhà khoa học trẻ, trong việc tìm ra các hạt vật chất mang điện tích âm trong vũ trụ, còn gọi là vật chất bóng tối.
|
Các nhà khoa học tiếp tục thảo luận sôi nổi về hạt vật chất mang điện tích âm bên ngoài hội thảo. |
Theo GS Vân, thuyết Big Bang cho rằng vụ nổ Big Bang 15 tỉ năm trước tạo ra vũ trụ ngày nay có những hạt vật chất mang điện tích dương và cũng có những hạt vật chất mang điện tích âm. Thế nhưng, qua quá trình biến đổi vật chất, các nhà khoa học ngày nay chỉ mới tìm thấy các hạt vật chất mang điện tích dương.
Việc tìm ra các hạt vật chất mang điện tích âm không chỉ giúp các nhà khoa học hiểu rõ cấu tạo của vũ trụ mà còn giúp việc đo trọng lượng các hành tinh trong vũ trụ được chính xác hơn. "Việc đo trọng lượng các hành tinh ngày nay dựa vào tốc độ ánh sáng của hành tinh ấy phát ra. Như thế có thể chưa chính xác bởi hành tinh ấy có thể còn mang những hạt vật chất mang điện tích âm mà chúng ta chưa đo được", GS Vân nhận định.
Các nhà khoa học tập trung phân tích các dữ liệu về bức xạ nền của vũ trụ thu được từ vệ tinh Planck. Theo TS Võ Văn Ớn - Trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương), người có nhiều năm nghiên cứu về lỗ đen trắng trong vũ trụ - thì đây là những nghiên cứu thực nghiệm rất mới nhằm phân tích và chỉ ra những hạn chế về lý thuyết vũ trụ hiện nay.
Theo Người Lao Động