Trái đất lại suýt lâm nguy vì một tiểu hành tinh

Google News

(Kiến Thức) - Tiểu hành tinh HL129, to bằng xe buýt bất ngờ sượt qua Trái đất ở khoảng cách gần hơn cả Mặt trăng, chỉ vài ngày sau khi được phát hiện.

Một tiểu hành tinh có kích cỡ to bằng chiếc xe buýt, với khoảng cách gần Trái đất hơn cả Mặt trăng vừa sượt qua hành tinh chúng ta, chỉ vài ngày sau khi các nhà thiên văn phát hiện ra nó.
Ảnh minh hoạ một tiểu hành tinh trên đường “tấn công” Trái đất. 
Tiểu hành tinh sượt qua Trái đất với khoảng cách rất gần, cách 186.000 dặm (khoảng 300 nghìn km) vào sáng ngày 3/5. Tiểu hành tinh chỉ vừa được các nhà thiên văn phát hiện vào hôm 28/4, đặt tên là HL129, cho thấy nó gần với Trái đất hơn Mặt trăng (khoảng cách trung bình 238.855 dặm từ Trái đất).
Theo phòng thí nghiệm dự án tiểu hành tinh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tại Pasadena, California, tiểu hành tinh HL129 rộng khoảng 7,6 m.
Hình ảnh của NASA cho thấy phương pháp HL129 tiếp cận Trái đất.
 
Rất may là tiểu hành tinh trên chỉ sượt qua Trái đất, không gây ảnh hưởng lớn. Theo các nhà khoa học, một tiểu hành tinh có kích thước to như kể trên có thể gây ra thiệt hại đáng kể nếu nó tác động đến một thành phố lớn, tương đương với tác động của một nửa quả bom hạt nhân nhấn chìm Hiroshima năm 1945.

Tuy theo nghiên cứu, phần lớn các tác động do tiểu hành tinh gây ra thường xảy đến trên cao hoặc trong không khí, trong khu vực không có dân bao gồm cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, nhưng thực tế một số tác động đã diễn ra trên đất liền. Điển hình là vụ thiên thạch bay trên thành phố Chelyabinsk của Nga vào năm 2013, làm bị thương hàng trăm người như một lời cảnh báo về sự nguy hiểm của tiểu hành tinh.
Các tác động của tiểu hành tinh đến Trái đất là bằng chứng sống cho lời nhắc nhở nghiêm túc rằng Trái đất dễ bị tổn thương bởi các mối đe dọa ngoài không gian  từ các nhà khoa học.
Lưu Thoa (theo DM)