Văn phòng hợp nhất vẫn là thách thức đối với an ninh mạng

Google News

Khảo sát của Fortinet chỉ ra rằng, 30% thiết bị kết nối vào mạng ở Việt Nam không được quản lý, làm tăng khả năng vi phạm bảo mật.

Van phong hop nhat van la thach thuc doi voi an ninh mang
 Phương thức làm việc kết hợp và sự tăng lên của các kết nối được quản lý và không được quản lý đã làm gia tăng đáng kể số lượng sự cố bảo mật.

Số vụ vi phạm tăng gấp ba lần

Fortinet vừa công bố kết quả của một cuộc khảo sát tập trung vào giải pháp SASE tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do tập đoàn IDC thực hiện theo ủy quyền. Khảo sát được thực hiện tại 9 quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhằm tìm hiểu quan điểm của các nhà quản lý an ninh mạng đối với phương thức làm việc kết hợp, đặc biệt là sự tác động đến các tổ chức trong năm vừa qua, cũng như chiến lược của các tổ chức trong nỗ lực giảm thiểu các thách thức bảo mật phát sinh từ việc áp dụng phương thức làm việc kết hợp.

Theo khảo sát của nghiên cứu, 70% số người được hỏi tại Việt Nam làm việc theo mô hình kết hợp hoặc từ xa hoàn toàn, trong đó 78% trong số họ có ít nhất 20% nhân viên làm việc theo phương thức kết hợp. Sự chuyển đổi sang phương thức làm việc từ xa đã khiến nhiều nhân viên trở thành những nhánh truy cập đơn lẻ khi làm việc từ nhà hoặc các địa điểm khác bên ngoài văn phòng truyền thống.

Ngoài ra, cũng theo khảo sát, khoảng 66% dự đoán số lượng thiết bị không được quản lý sẽ tăng hơn 50%, dẫn đến sự gia tăng mức độ phức tạp và rủi ro vi phạm bảo mật. 30% thiết bị kết nối vào mạng ở Việt Nam không được quản lý, làm tăng khả năng vi phạm bảo mật. Những người tham gia khảo sát tại Việt Nam có tới 66% dự đoán con số này thêm 50% vào năm 2025. 100% số người được hỏi ở Việt Nam ước tính trong hai năm tới con số này sẽ tăng gấp đôi, trong khi hơn 44% cảm thấy con số này có thể sẽ tăng gấp ba, khiến mức độ rủi ro gia tăng trở nên đáng báo động.

Việc duy trì an ninh mạng đồng thời đảm bảo kết nối của nhân viên với các dịch vụ của bên thứ ba và dịch vụ đám mây là một thách thức lớn, vì các biện pháp bảo mật truyền thống không đáp ứng đủ.

Phương thức làm việc kết hợp và sự tăng lên của các kết nối được quản lý và không được quản lý đã làm gia tăng đáng kể số lượng sự cố bảo mật, với 34% tổ chức tham gia khảo sát tại Việt Nam báo cáo số vụ vi phạm tăng gấp ba lần.

Theo kết quả của khảo sát, 72% số người được hỏi ở Việt Nam đã trải qua ít nhất gấp đôi số lượng sự cố bảo mật trong thời gian gần đây. Các sự cố bảo mật được ghi nhận nhiều nhất là lừa đảo, từ chối dịch vụ, đánh cắp dữ liệu/nhận dạng, mã độc tống tiền và mất dữ liệu. Tuy nhiên, chỉ 49% các tổ chức trên khắp châu Á có nhân viên bảo mật chuyên trách, điều này khiến họ dễ bị tác động hơn trước các sự cố bảo mật.

 Giải pháp SASE giúp đảm bảo an toàn

Để giải quyết các thách thức của phương thức làm việc kết hợp, nhiều tổ chức trên khắp Việt Nam có kế hoạch đầu tư vào giải pháp SASE được cung cấp bởi một đơn vị duy nhất giúp cải thiện tình trạng bảo mật cũng như mang lại tính nhất quán trong trải nghiệm người dùng cho nhân viên làm việc từ xa.

Van phong hop nhat van la thach thuc doi voi an ninh mang-Hinh-2
Lãnh đạo Fortinet công bố kết quả khảo sát tập trung vào giải pháp SASE tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.  

Ông Nguyễn Gia Đức, Giám đốc Quốc gia, Fortinet Việt Nam, cho biết: “Khi Việt Nam muốn tiếp tục nắm bắt tương lai kỹ thuật số và trở thành nền kinh tế số hàng đầu, chúng ta cần nhận thức về tần suất và mức độ ngày càng tinh vi của các cuộc tấn công mạng và vi phạm dữ liệu. Giải pháp SASE cung cấp toàn bộ bởi Fortinet  hướng tới việc đơn giản hóa quản lý chính sách bảo mật và nâng cao trải nghiệm người dùng cho nhân viên làm việc từ xa, giúp các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết những thách thức bảo mật phát sinh bắt nguồn từ lực lượng lao động.”

Ông Rashish Pandey, Phó Chủ tịch bộ phận Tiếp thị và Truyền thông, khu vực Châu Á, Úc và New Zealand cho hay, khi thế giới chuyển sang phương thức làm việc kết hợp, các tổ chức đối mặt với thách thức bảo mật trong môi trường “văn phòng chi nhánh hợp nhất” nơi nhân viên và thiết bị hoạt động bên ngoài giới hạn văn phòng truyền thống.

Ông Simon Piff, Phó Chủ tịch bộ phận Nghiên cứu, Tập đoàn IDC khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng cho rằng, việc các tổ chức ưu tiên sử dụng một nhà cung cấp duy nhất và ưu tiên hợp nhất cơ sở hạ tầng cho thấy nhu cầu quản lý hiệu quả, và kiến trúc zero-trust rõ ràng có thể nâng cao năng lực và tính khả dụng của hệ thống bảo mật. Các tổ chức cần đầu tư vào các giải pháp bảo mật để hỗ trợ lực lượng lao động làm việc trong mô hình kết hợp, đồng thời giảm thiểu các mối đe dọa về bảo mật.

 

ĐV/Theo Fotinet