Một câu chuyện kinh dị nhưng có thực đã được lưu truyền từ nhiều thế kỷ qua về hiện tượng những chiếc đầu người bị chặt đứt vẫn có những biểu hiện y như người sống trong vòng vài giây như: cử động, khuôn mặt vẫn biểu cảm, thậm chí còn có thể nói chuyện được.
Nổi tiếng trong số các câu chuyện này là vào thời kỳ Cách mạng Pháp, khi một tên đao phủ chặt đầu Charlotte Corday, người ám sát chính trị gia Jean-Paul Marat, chứng kiến mắt của Corday vẫn nhìn được và khuôn mặt cô biểu thị sự ghê tởm đối với toàn bộ cảnh hành quyết.
|
Đầu bị cắt đứt vẫn cố nói chuyện được? |
Gần đây hơn, vào năm 1989, một cựu chiến binh quân đội kể lại rằng, anh đã tận mắt nhìn thấy một người bạn của mình bị đứt đầu trong một tai nạn xe hơi. Nhưng chiếc đầu của anh ta vẫn cho thấy những cảm xúc bị sốc, rồi đau buồn và đôi mắt còn liếc nhìn lại cơ thể đã bị tác lìa khỏi đầu.
Theo nhiều bác sĩ thì hiện tượng này rất khó xảy ra. Tại thời điểm chém đầu, não sẽ bị giảm huyết áp rất mạnh. Khi bị mất máu và oxy một cách đột ngột, não bộ có khả năng sẽ đi vào hôn mê, thậm chí tử vong chỉ trong vòng vài giây. Nhưng nhiều người dựa vào những câu chuyện trên đã tuyên truyền những điều hết sức rùng rợn về hiện tượng người chặt đầu vẫn nói được.
Trong năm 2011, các nhà khoa học Hà Lan nối máy EEG (điện não) đến não của của đầu một con chuột đã bị cắt đứt lìa khỏi thân. Kết quả cho thấy, hoạt động điện não tiếp tục diễn ra trong não bị cắt đứt, trong đó hoạt động có ý thức tồn tại trong gần 4 giây. Các nghiên cứu ở động vật có vú nhỏ khác còn cho thấy hiện tượng này diễn ra ở thời gian dài hơn.
Nếu điều này thực sự đúng đối với con người, thì chỉ vài giây nó cũng sẽ cung cấp đủ thời gian cho một trải nghiệm kỳ lạ và đáng sợ. Nạn nhân có thể quan sát và cảm nhận về môi trường khủng khiếp xung quanh mình khi bị cắt đứt đầu.
Nhưng những giai thoại của về đầu người bị cắt đứt vẫn có biểu hiện cố gắng nói chuyện chỉ là mô tả các hành động phản xạ của cơ thể. Trên thực tế, cắt đứt chân tay có thể co giật từ phản xạ cơ, và tiềm thức, phần phản xạ của não gọi là hệ thống ngoại tháp sản xuất một số biểu thức. Hiện tượng này cũng giống như hiện tượng các trẻ sơ sinh biểu thị sự sợ hãi, ghê tởm qua các từ ngữ một cách vô thức.
Văn Biên (theo Livescience)