Vụ cháu bé “gây cháy”: Nghi vấn dùng…quẹt “khò” để đốt

Google News

"Xâu chuỗi những sự kiện trên, tôi cho rằng các vật dụng bị cháy là do cháu T. đốt để thu hút mọi người quan tâm" - ông Dư Quang Châu.

Tất cả vật dụng bị cháy đều nằm trong tầm tay của cháu bé. Hộp quẹt “khò” do Trung Quốc sản xuất, to hơn hộp quẹt gas bình thường một tí, hình bầu, có năm chấu nằm trên vị trí ngọn lửa.

[links(right)]Sáng 20/5, trao đổi riêng với Pháp Luật TP.HCM, ông Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Cảm xạ địa sinh học - Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), khẳng định trung tâm và trường không tiếp tục tham gia nghiên cứu khả năng gây cháy của cháu T. nữa. Theo ông Châu, nguyên nhân ngừng việc này là do trung tâm không đủ chuyên môn, trình độ.

Cháu T. nghịch ngợm

Ông Châu cho biết qua tiếp xúc, ông nhận thấy cháu T. lanh lẹ, nghịch ngợm. Hơn nữa, quan sát vật dụng bị đốt cháy như ổ điện, quạt đứng, máy nước nóng, nệm…, tất cả đều nằm trong tầm tay của cháu. Đối với nắp bồn cầu, nếu cháu T. có khả năng đốt cháy thì phải cháy từ trên xuống, đằng này lại cháy từ dưới lên. Với lại cháu T. luôn là người phát hiện ra cháy đầu tiên. “Xâu chuỗi những sự kiện trên, tôi cho rằng các vật dụng bị cháy là do cháu T. đốt để thu hút mọi người quan tâm” - ông Châu nêu quan điểm.

Theo ông Châu, “đồ chơi” cháu T. dùng để đốt có thể là hột quẹt “khò” của Trung Quốc, bán đầy ngoài đường, nhỏ gọn, dễ giấu trong túi áo quần, cặp xách... “Lửa hộp quẹt màu xanh, rất nóng, dễ làm cháy các vật dụng bằng nhựa, gỗ…” - ông Châu nói rõ.
Hộp quẹt “khò” Trung Quốc có khả năng đốt cháy vật dụng bằng nhựa, gỗ.
Hộp quẹt “khò” Trung Quốc có khả năng đốt cháy vật dụng bằng nhựa, gỗ.
Theo ông Châu, gia đình cháu T. khẳng định vật dụng bị cháy là “do cháu có khả năng gây cháy” nhưng ông không tin vì không tận mắt chứng kiến. “Gia đình cần mời các chuyên gia đầu ngành về y học, vật lý, điện, hóa học… nghiên cứu một cách khoa học, nghiêm túc thì mới có thể tìm được nguyên nhân gây cháy chính xác. Nếu kết quả chỉ dựa vào suy đoán, cảm nhận thì vụ việc trở thành… dở hơi, hoang tưởng!” - ông Châu nhìn nhận.

Nên đưa cháu T. đến chuyên gia tâm lý

Trên góc độ tâm lý trẻ em, ThS tâm lý học Nguyễn Thị Mỹ Linh, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lý và Truyền thông cộng đồng, nhận xét: “Trẻ ở độ tuổi trên 10 luôn muốn tự khẳng định chính mình, muốn thu hút sự quan tâm của người khác. Có em tự khẳng định bằng cách học giỏi hoặc biểu hiện những tài năng bẩm sinh. Nhưng cũng có em muốn thu hút sự chú ý của người khác, muốn bộc lộ cái tôi của bản thân bằng cách tinh nghịch, quậy phá, đánh nhau hoặc tạo ra những sự việc quá mức…

Cũng có trường hợp trẻ thiếu sự quan tâm, yêu thương của gia đình nên tạo ra những vụ việc khác lạ để lôi kéo sự chú ý của cha mẹ, người thân. Nguyên nhân khiến trẻ rơi vào trường hợp nghịch phá, gây ra sự việc khó ngờ là do trẻ bị rối loạn hành vi, rối nhiễu tâm lý. Nếu không ngăn ngừa kịp thời sẽ gây hậu quả xấu. Trong những trường hợp nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn và trị liệu”.

Hộp quẹt “khò” do Trung Quốc sản xuất, to hơn hộp quẹt gas bình thường một tí, hình bầu, có năm chấu nằm trên vị trí ngọn lửa, có bán rộng rãi ở các tủ thuốc lá và những người bán dạo, giá 7.000-10.000 đồng. Trong khi lửa hộp quẹt gas màu đỏ thì lửa hộp quẹt “khò” màu xanh. Hộp quẹt này lửa mạnh nên vừa đi đường vừa quẹt hút thuốc lá vẫn được. Người bán cho biết nhiều người mua hộp quẹt này để “khò” sạch lông trâu, bò, heo nằm gần móng. Cũng có người dùng đốt mềm đầu nhựa để gắn chặt vào ống nước.

Sáng 20-5, đoàn công tác của quận Tân Bình (TP.HCM) đã đến gia đình cháu T. để trao đổi những vụ việc liên quan. Theo bà Lê Thị Kim Thúy, Trưởng ban Dân vận Quận ủy Tân Bình, gia đình cháu T. mong muốn các nhà khoa học nghiên cứu, sớm tìm nguyên nhân gây cháy và có hướng giúp đỡ để cháu trở về cuộc sống bình thường.

(Theo PL TP HCM)

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Vũ Đức Hoan -

Vũ Đức Hoan
<p>Một cách để xác định khả năng của "cô bé gây cháy"<br />

<br />

<br />

Dư luận trong những ngày mùa hè nóng nực này lại càng trở nên nóng hơn khi báo chí liên tục đưa tin về một cô bé có khả năng gây cháy ở thành phố Hồ Chí Minh. Càng đọc càng không biết đâu là sự thật bởi lẽ - theo thông tin từ báo chí - nào là các nhà ngoại cảm, các nhà khoa học vật lý, sinh học, tâm lý... hiện tại đều bó tay, không thể lý giải được sự thật do "không đủ chuyên môn và trình độ" (lời của ông Dư Quang Châu). Tất cả những kết luận đó chỉ càng làm cho dư luận trở nên nóng và tin vào khả năng kì lạ của cô bé nọ.<br />

<br />

Phải chăng các nhà khoa học Việt Nam thực sự không có cách nào tìm ra nguyên nhân gây cháy của cô bé? Tôi cho rằng, có một cách rất đơn giản. Đó là nhằm vào một ngày nghỉ của cô bé nọ (thứ bảy hay chủ nhật), các nhà khoa học hãy chuẩn bị sẵn một căn phòng thực nghiệm. Căn phòng này có để sẵn các đồ vật từ dễ bị cháy đến khó cháy và các đồ vật cùng loại đã từng bị cháy (như gia đình cô bé đã phát hiện). Tất cả các yếu tố ngoại cảnh có thể gây cháy như khả năng chập điện hoặc các nguồn nhiệt khác có thể gây phát hỏa cần được kiểm soát chặt chẽ. Việc này có thể nhờ cậy các chuyên gia phòng cháy chữa cháy từ Sở Cứu hỏa. Sau đó đưa cháu bé đến ở căn phòng đó sau khi đã kiểm tra cháu không mang theo các đồ vật có thể gây cháy (như bật lửa, diêm...). Sau 24 hoặc 48 giờ nếu như không có chuyện gì xảy ra thì có thể thí nghiệm thêm đôi ba lần. Nếu như sau vài lần như vậy không có đồ vật nào phát cháy thì đủ điều kiện để kết luận khả năng gây cháy của cô bé là không có. Còn nếu xảy ra sự cố cháy mà tất cả các nguyên nhân ngoại cảnh đã được kiểm soát kĩ lưỡng thì khả năng gây cháy của cô bé là có thật. Khi đó chúng ta cần có những nghiên cứu kĩ lưỡng hơn và hoàn toàn có thê mời các chuyên gia nước ngoài cùng hợp tác để tìm hiểu về khả năng kì lạ này.</p>

nguyen thi nhi -

nguyen thi nhi
cu kiem tra trong nguoi cua be coi co quet ga khong roi cu de be tren giuong doi mot luc coi co chay ko la biet chu gi qua de dang

Nguyen Tran -

Nguyen Tran
<p>Thực ra đây chỉ là cái cớ mà thôi, có 2 nguyên nhân để họ đưa ra nhận xét trên:<br />

<br />

Một rất đơn giản là họ không đủ trình độ, đưa ra một nhận xét qua loa để ngưng việc điều tra này.<br />

<br />

Thứ hai, điều này có vẻ hợp lý hơn cả là trường hợp cô bé gây cháy đã được một cơ quan, tổ chức đảm nhận và muốn nghiên cứu bí mật, họ muốn dư luận không quan tâm nữa và họ sẽ không phải thông báo kết qua cho bất cứ ai, sử dụng cô bé vào một mục đích nào đó chưa ai biết được. Nếu thực sự cô bé có khả năng đặc biệt, tất nhiên không ai muốn rêu rao là ở đây có một siêu nhân, điều này ảnh hưởng rất lớn đến xã hội và khả năng cô bé sẽ không được an toàn khi thông tin này được phát đi. Chấm dứt dư luận và nghiên cứu, phát triển bí mật là việc làm đúng đắn.</p>

Ngoc Son -

Ngoc Son
<p>Tại sao lại là những nhà khoa học của ĐH Hồng Bàng, liệu ĐH Hồng Bàng có đủ năng lực, chuyên môn, trình độ để nghiên cứu những hiện tượng phức tạp thế này không? Trong khi nước ta còn có Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, và nhiều trường Đại học uy tín khác... Tôi nghĩ các nhà khoa học trước khi công bố một kết luận nào thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng và có hội đồng phản biện, không thể nói năng bất nhất như vậy được.</p>

Quoc Hung -

Quoc Hung
<p>Quá đơn giản, hãy để công án địa phương cài đặt camera quan sát bí mật ở nhà và trường học, sẽ có câu trả lời chính xác!</p>

Nghiên cứu -

Nghiên cứu
<p>Xin tòa soạn cho biết số điện thoại của người nhà bố cháu bé để cùng nghiên cứu.</p>

Phạm Minh Trí -

Phạm Minh Trí
<p>Tôi là đồng hương của anh Việt, cha cháu bé "gây cháy".<br />

Các "nhà khoa học" này nói năng trước sau bất nhất... khi bắt đầu sự việc thì phán lung tung, khi bị dư luận phản pháo thì tìm cách thoái lui với lý do "không đủ chuyên môn, trình độ", nực cười, ngay từ đầu các ông biết không đủ chuyên môn trình độ thì đừng phán như thế, ngay cả cái lý do cháy có thể do hộp quẹt khò của ông cũng không có cơ sở: vì cháu bé tuy có lanh lợi nhưng cháu học bán trú, mọi hoạt động của cháu nằm trong tầm giám sát của người lớn, và gia đình chưa cho cháu dùng tiền (vậy tiền đâu để cháu mua hộp quẹt khò, và gia đình anh không có vật này) - vì gia đình anh có nền tảng giáo dục, chưa cho con cái dùng tiền khi tuổi còn nhỏ - anh nói trước khi cho con dùng tiền là một thời gian truyền đạt, giải thích cho cháu hiểu tiền là gia trị lao động, cách bảo quản, gìn giữ giá trị lao động, cách chi tiêu &amp; quản lý (những chuyện ngoài lề của chúng tôi trong buổi họp hội đồng hương Ninh Bình hồi đầu năm)... Gia đình anh Việt (công tác trong ngành hàng không) không muốn mọi việc rùm beng, chỉ muốn tìm ra nguyên nhân cháy để gia đình yên ổn làm ăn, con cái phát triển bình thường mà thôi...</p>

lon -

lon
nhu cai con cac

Hiển thị thêm bình luận