Các nhà khoa học tại hai trường đại học ở bang Illinois, Mỹ là Đại học
Chicago và Đại học Northwestern đã dựa vào mô hình máy tính để tính toán ảnh hưởng của đám mây trên các hành tinh có khả năng sinh sống, đang quay quanh ngôi sao lùn đỏ (loại sao phổ biến nhất trong vũ trụ, nhỏ và mờ nhạt hơn so với Mặt trời).
Nghiên cứu này đã mở rộng đáng kể vùng sinh sống ước tính của sao lùn đỏ. Do đó, chỉ riêng thiên hà của chúng ta, đã có 60 tỷ hành tinh đang quay trong vùng sinh sống được của các ngôi sao lùn đỏ. Chúng có thể có khả năng duy trì nước ở dạng lỏng trên bề mặt.
|
Vũ trụ tồn tại nhiều ngôi sao có sự sống? Ảnh: Deviantart
|
Dữ liệu trước đây của NASA cho thấy, trong vùng sinh sống được của mỗi ngôi sao lùn đỏ có khoảng một hành tinh kích thước tương tự Trái đất. Tuy nhiên, nghiên cứu mới này đã làm tăng gấp đôi con số trên.
Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết, sự che phủ của những đám mây có thể giúp hình thành nên sự sống của một hành tinh khác.
Nicolas Cowan, tại Trung tâm thăm dò và nghiên cứu liên ngành trong Vật lý thiên văn của trường Northwestern cho biết: "Các đám mây gây ra hiện tượng ấm lên và cũng làm mát Trái đất. Chúng phản chiếu ánh sáng Mặt trời để làm mát và hấp thụ bức xạ hồng ngoại tạo nên hiệu ứng nhà kính, khiến Trái đất ấm lên, nhưng tất cả đó là một phần của việc giữ cho hành tinh ổn định và duy trì sự sống."
Vùng sinh sống được chính là khoảng không gian xung quanh một ngôi sao nơi các hành tinh quay quanh nó có thể giữ nước ở dạng lỏng trên bề mặt của chúng. Công thức tính khu vực này được duy trì trong nhiều thập kỷ. Nhưng phần lớn cách tiếp cận đều bỏ qua những đám mây.
Hành tinh hoàn thành một vòng quay quanh ngôi sao giống Mặt trời trong khoảng một năm là đủ xa để duy trì lượng nước trên bề mặt của nó.
Theo Cowan: "Nếu một hành tinh ở quá xa sao lùn đỏ thì nước sẽ đóng băng, còn ở quá gần thì nước sẽ bốc hơi".
Mai Thủy (theo Thehindu)