Theo ông, từ tên gọi cho đến hoa văn trên trống đồng còn nhiều bí ẩn và rất cần các nhà văn hóa, khoa học, dân tộc giải mã để làm đầy đủ thêm về một loại nhạc khí mang đậm chất hồn cốt của dân tộc.
Nên gọi là "Thần Đồng" thay vì "trống đồng"
Trống đồng là dịch từ chữ "đồng cổ" của Trung Quốc do Mã Viện ngụy tạo trong lần y đưa quân sang Giao Chỉ đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43 C.N)). Đến bốn trăm năm sau (424 - 425) thuật ngữ "đồng cổ" được Phạm Việp định danh bằng Hán tự trong sách Hậu Hán thư quyển 54, mục Mã Viện truyện. Vì lý do đó tôi không muốn gọi một loại nhạc cụ mang hồn cốt của dân tộc Việt bằng cái tên có nguồn gốc ngoại lai.
Theo nghiên cứu của tôi, bản chất trống đồng vốn được gọi là "Thần Đồng". Phải chăng thuật ngữ "Thần Đồng" có đầu tiên? Khi dân tộc ta tìm được thứ kim loại này và gọi là "đồng", về sau thấy giá trị ứng dụng của nó - khi vua Hùng pha thêm kim loại chì thành hợp kim đồng thau, nên suy tôn thành "Thần Đồng" lập đền thờ nơi tìm ra thứ kim loại ấy - tức là núi Khả Lao, Yên Định, Thanh Hóa.
Thuật ngữ "Thần Đồng" còn để chỉ những người tài giỏi - "thần đồng". Do ở ta đã có thuật ngữ "Thần Đồng" gọi thứ Ấn tín của thời đại Hùng Vương - như Thần Đồng loại I - Ngọc Lũ. Mã Viện muốn đập nát thứ Ấn tín uy linh của dân tộc ta nên y cho thêm chữ "cổ" thành "đồng cổ" (trống đồng) thứ nhạc cụ tầm thường.
Tôi lập luận như vậy là bởi, thuật ngữ đồng cổ - trống đồng khi đó quá mới mẻ, chưa thâm nhập vào tâm thức cư dân vùng Lưỡng Quảng. Nên ở vùng đó, khi đúc trống đồng họ không dùng dùi đánh thử mà dùng thoa (đeo tai) gõ. Do vậy, trong bài này tôi sẽ dùng từ "Thần Đồng" thay cho "trống đồng".
Hoa văn "Thần Đồng" Ngọc Lũ
Thần Đồng Việt Nam, khởi nguyên là "Thần Đồng" Ngọc Lũ, kiệt tác có một không hai của nhân loại: Hoa văn tinh xảo kỳ bí, sự giàu sang, quyền quý... Vì thế, đã thu hút nhiều nhà khoa học tìm cách giải mã. Người đầu tiên là nữ khảo cổ Pháp M. Colani cho rằng, hoa văn Thần Đồng (trống đồng) với các tia là tục thờ thần Mặt trời. Nhưng các tia nắng sao lại có 4-8-10-12-14-16?
Sau khi có bài của Quách Văn về "Hoa văn bí ẩn trên trống đồng" trích nội dung trong sách "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của PGS.VS Trần Ngọc Thêm giải mã hoa văn trên chiếc trống đồng của làng Yên Bổng, Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và trống đồng thôn Mống, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình - được lí giải theo biểu tượng: "vuông tròn, âm dương" bản chất của nền văn hóa tư tưởng của dân tộc ta.
Biểu tượng "Thần Đồng" Ngọc Lũ kỳ công như thế, kiệt tác có một không hai của nhân loại không ai hoài công mà nói cái việc, ai ai cũng nói được là trời tròn đất vuông, mẹ tròn con vuông. Đây là việc làm của các bậc chiêm tinh, phong thủy, thầy bói đội ngũ đã sáng tạo ra sách Kinh Dịch. Vậy, hoa văn "Thần Đồng" Ngọc Lũ cũng thần bí như các Hào, các Quẻ của Kinh Dịch ấy.
Phải giải mã biểu tượng và hoa văn thổ cẩm
Một hiện vật biểu tượng văn hóa ra đời là kết tinh, hệ quy chiếu của nền văn hóa tư tưởng của dân tộc chủ nhân của cổ vật đó. Nếu cứ đứng ở hiện vật mà lý giải thì chẳng đem lại kết quả gì. Chỉ quanh quẩn: Vuông tròn - tròn vuông - Mẹ tròn con vuông - Đất vuông trời tròn âm dương...
Bà M. Colani người Pháp thì không nói, còn chúng ta là người Kinh, phải tìm vào nền văn hóa của dân tộc để giải mã cho được... Tìm về những biểu tượng khởi nguyên có liên quan tới hoa văn "Thần Đồng" Ngọc Lũ, đã ghi lại ý niệm, từ thuở dân tộc ta mới có nhận thức - tức là các "tia" hay "cánh" bao quanh hình tròn giữa mặt "Thần Đồng" Ngọc Lũ, ở các di chỉ văn hóa Tiền Đông Sơn như hiện vật ở di chỉ núi Đọ, Thanh Hoá, hình này có số lượng (cánh sao) chưa rõ (ảnh 1a, b).
|
(hình 1: a, b) Nguồn của Hoàng Xuân Chính. |
Tiếp đến hoa văn của Thanh Hóa giai đoạn cao hơn và hoa văn ở Phùng Nguyên, Phú Thọ (ảnh 2: a, b, c).
- Hình a - khu mộ Đông Sơn, các cánh chưa rõ, hình b hoa văn của Phùng Nguyên gần rõ 12 cánh và hình c rõ 14 cánh. Hình 14 cánh văn hoá Phùng Nguyên nó là cơ sở của hình 14 cánh trên hoa văn "Thần Đồng" Ngọc Lũ.
|
Ảnh 2: a,b,c . Nguồn của Hà Văn Tấn. |
Hoa văn "Thần Đồng" Ngọc Lũ là biểu đạt về "khởi nguyên vòng đời" của con người từ quả trứng của người mẹ với chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày (tính trung bình): Núm tròn giữa chính tâm là quả trứng, 14 tia nổi quay ra và 14 tia chìm quay vào là 28 ngày của chu kỳ kinh nguyệt. Ở đây, 14 tia nổi quay ra thì tia nổi thứ 14 chỉ ngày trứng rụng - thụ tinh, còn 14 tia chìm quay vào (hình chấm đen) thì tia chìm thứ 14 chỉ ngày xuất hiện kinh nguyệt của đợt tới, nếu quả trứng vừa rụng đó không được thụ tinh (biểu đồ 3).
|
Biểu đồ 3. |
Biểu đồ 3 này phù hợp với biểu đồ ngày trứng rụng và chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày của người mẹ - sách Y học phẫu thuật bản Anh văn, tập V, tr 30 Thư viện viện Bà mẹ trẻ sơ sinh T.Ư, do BS Chu Kiện Sơn cán bộ Thư viện cung cấp (biểu đồ 4).
|
Biểu đồ. 4: Ngày 14 trứng rụng. |
Khi quả trứng của người mẹ rụng được thụ tinh, sẽ thành hai đường máu và phát triển bằng hai hướng theo biểu đồ 5 sau đây:
|
Biểu đồ . Sự hình thành hài nhi từ quả trứng của người mẹ. |
Kiểm chứng khoa học
Hoa văn "Thần Đồng" Ngọc Lũ là cuộc lễ hội cổ nhất - xuất hiện đầu tiên của người Kinh ở châu thổ sông Hồng. Đến ngày vua Hùng tuyên bố thành lập nước Văn Lang, vua cho đúc "Thần Đồng" Ngọc Lũ làm bản Sử thi bằng những ký hiệu mật mã về "khởi nguyên vòng đời" của con người. Qua đó, mà hình dung về lịch sử của dân tộc từ khởi thủy đến ngày thành lập nước Văn Lang làm Ấn tín, biểu trương quyền lực của nhà vua.
Đồng thời hoa văn còn là bản kiểm kê dân số của cả nước Văn Lang - lấy ngày 14 làm ước số, trước tiên là 280 ngày thai nhi trong bụng mẹ là bội số của 14.
Hoa văn trên "Thần Đồng" Ngọc Lũ được quy lại thành bốn nhóm: 1) Hoa văn biểu tượng (cuộn thừng, chữ S...); 2) hoa văn đồ vật (thuyền đạo cụ, nhà...); 3) hoa văn chim thú...; 4) hoa văn hình người. 4 loại hoa văn ấy đếm rồi cộng lại đều là bội số của 14... Sở dĩ các nhóm có số liệu lớn nhỏ khác nhau - tức là "cư dân" sống ở từng vùng - mang tính biểu tượng.
Chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày của người mẹ: Trứng rụng ngày 14 - tức là "dương", nếu không được thụ tinh 14 ngày sau xuất hiện kinh nguyệt - tức là "âm". Nó phù hợp 14 kinh dương và 14 kinh âm trong 28 vị tinh tú trên bầu trời "Nhị thập bát tú" đường đi biểu kiến của mặt trời.
Bản Giải mã này dù chưa đầy đủ, công bố ở Tạp chí Khoa học xã hội bằng song ngữ. Bản tiếng Việt số 2/ 1011, tr 98 - 107, bản tiếng Anh số 3/20011, tr 108 - 118, nay sẽ đăng đầy đủ trong sách "Giải mã biểu tượng văn hoám Nõ Nường". Kính mong độc giả quan tâm vấn đề văn hóa của dân tộc đón đọc bài: Sáu hằng số: 4-8-10-12-14-16 ghi quanh "núm tròn" giã mặt Thần Đồng Việt Nam.
Dương Đình Minh Sơn
Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Dân tộc Âm nhạc Dương Đình Minh Sơn