Hành nghề y phải có đức

Google News

Đó là tâm sự của Lương y Nguyễn Hữu Thắng (76 tuổi, đường Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng)...

- Lương y Nguyễn Hữu Thắng (76 tuổi, đường Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng) tâm sự: "Gia đình chúng tôi đã trải qua 14 đời làm nghề Đông y. Dù làm nghề lúc thịnh, lúc suy nhưng điều mà tôi răn dạy con cháu là phải đặt y đức lên hàng đầu. Không được thấy bệnh nhân nghèo mà chữa bệnh qua loa, thấy giàu có thì mới tích cực chữa để nịnh. Thấy bệnh khó không được nản, phải tìm kiếm các vị thuốc cứu chữa người bệnh. Làm nghề phải có tâm, chứ không được vì tiền bạc".

Ông Nguyễn Hữu Thắng: Hành nghề y phải có đức.
Ông Nguyễn Hữu Thắng: Hành nghề y phải có đức.
Dòng họ Nguyễn Hữu của gia đình tôi gốc ở Vân Canh (Hoài Đức, Hà Tây cũ), những năm kháng chiến chống Mỹ, tôi phải điều chuyển công tác xuống Hải Phòng. Rồi lấy vợ, sinh con và hành nghề y ở vùng đất này. Tôi đã làm nghề bốc thuốc cứu người gần 20 năm, các cửa hàng đều mang tên là Nguyễn Hữu Hách (tên cụ thân sinh ra ông Thắng. Cụ là 1 trong 28 người đầu tiên được Bộ Y tế chọn làm giảng viên nghiên cứu Đông y Trung ương, nay là Viện Y học Cổ truyền Việt Nam - PV).

Tôi là thế hệ đầu tiên của dòng họ Nguyễn Hữu hành nghề Đông y ở Hải Phòng. Giờ các con trai, con dâu, con rể đều làm nghề gia truyền. Năm 1946, khi đó tôi mới khoảng 7, 8 tuổi đi tản cư với bố, lên vùng tự do như Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên... Đời sống lúc đó kham khổ lắm, cơm không đủ mà ăn, phải trộn cùng với sắn. Bố tôi đi đâu cũng gánh theo thuốc, tìm các vị thuốc chữa bệnh, làm phúc cho mọi người. Người dân khi đó nghèo lắm, không có tiền trả, chỉ gom ít gạo để nấu cơm cho chúng tôi ăn.

Thời bao cấp, Nhà nước chưa chú trọng phát triển Đông y, chỉ khuyến khích chữa bệnh bằng thuốc Nam và chữa bệnh không dùng thuốc. Tuy cả giai đoạn dài, nghề thuốc Đông y không phát triển, gia đình tôi vẫn âm thầm làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cho mọi người. Vừa duy trì nghề truyền thống, để sinh sống.

Tôi quan niệm nghề gì cũng vậy, phải nuôi sống được mọi người trong gia đình, từ đó mới phát triển nghề được. Giờ điều mọi người trong gia đình hân hoan, tự hào nhất là những bài thuốc của gia đình chữa khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo, mang lại sự sống cho người dân. Như trước đây từ đời bố tôi, đã chữa khỏi bệnh phình động mạch não. Có người bị câm điếc, thần kinh, mù lòa châm cứu thời gian mà khỏi.

Tôi thường nhắc nhở, răn dạy con cháu hành nghề bốc thuốc cứu người phải đặt y đức lên đầu. Không được thấy người ta nghèo mà chữa bệnh qua loa, thấy giàu mà tích cực chữa để nịnh. Thấy bệnh khó không được nản, phải nghiên cứu các bài thuốc, chữa hết sức mình cho người bệnh. Làm nghề phải có tâm, mới cứu chữa bệnh được cho mọi người.
Bảo Anh
[links()]