1. Sắp xếp hợp lý. Nghĩa là tạo một góc không gian hợp lý trong nhà để bạn có thể bày biện mọi vật dụng, thức ăn liên quan đến bữa ăn. Đó nên là nơi mà mọi thành viên trong nhà đều có thể sử dụng khi cần dọn bữa bao gồm cả việc lấy chén, đĩa, đũa cho đến nơi để thức ăn thừa… Điều này sẽ giúp trẻ tự chủ trong việc chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho bữa ăn của mình, cũng như phụ giúp người lớn khi cần. Trong quá trình làm việc, trẻ đã nhìn thấy rau củ quả sẽ ăn trong bữa ăn hôm nay, từ đó trẻ sẽ ý thức được rằng hôm nay mình sẽ ăn loại rau củ quả đó, khi ngồi vào bàn, trẻ sẽ dễ chấp nhận hơn.
|
Ảnh minh họa |
2. Làm việc nhóm. Cùng mời mọi người trong nhà chuẩn bị bữa ăn sẽ không những giảm tải được khối lượng công việc của một người, tạo bầu không khí gắn kết gia đình mà còn giúp trẻ học thêm nhiều kỹ năng sống. Trẻ cũng sẽ cảm thấy yêu thích được nếm thử công sức và thành phẩm của mình hơn sau khi cùng giúp mẹ một tay.
3. Có kế hoạch. Đừng ngại đầu tư thời gian để cùng con của mình lên kế hoạch cho một bữa ăn hoàn hảo theo sỡ thích của trẻ và có giá trị dinh dưỡng. Hãy cùng trò chuyện để biết con của bạn thích và không thích loại rau củ quả nào, rủ trẻ cùng đến siêu thị và lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn của cả nhà. Khi ấy, trẻ sẽ cảm nhận mình được tôn trọng và vui vẻ hơn với lời động viên ăn thêm loại rau củ quả nào khác mà mẹ gợi ý.
4. Ghi nhớ công thức cầu vồng. Luôn đảm bảo cân bằng nguồn dưỡng chất từ rau củ quả theo công thức cầu vồng sẽ giúp làm tăng giá trị dinh dưỡng của từng bữa ăn. Một quả dâu đỏ tươi được dấu khéo léo trong chén rau câu sẽ tạo ra sự thích thú cho trẻ, và mẹ có thể tạo thêm nhiều bất ngờ tương tự khi chế biến món ăn.
Theo Giupbeanrauqua