Nguyên tắc ăn uống đối với trẻ đau dạ dày

Google News

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị, phục hồi sức khoẻ cho trẻ đau dạ dày. Vì vậy bạn cần hết sức cẩn thận.

Đường lây truyền phổ biến bệnh đau dạ dày ở trẻ là đường miệng - miệng và đường phân-miệng qua người và ruồi nhặng.
Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau bụng, đau vùng thượng vị, đau từng cơn, đau liên quan đến bữa ăn, nôn, buồn nôn, ợ chua, đầy bụng, chán ăn và có thể nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Nội soi tiêu hoá và mô bệnh học cho thấy tổn thương niêm mạc dạ dày.
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị, phục hồi sức khoẻ cho trẻ đau dạ dày.
nguyen tac an uong doi voi tre dau da day hinh anh
Ảnh minh họa 
Nguyên tắc thực hiện chế độ ăn cho trẻ loét dạ dày tá tràng
- Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ: Vitamin, vi chất, muối khoáng theo tuổi, cân nặng.
- Chia nhỏ bữa ăn, ăn thức ăn nấu nhuyễn nghiền nát, sử dụng rau củ không dùng rau có lá nhiều chất xơ.
- Không cho trẻ ăn cơm sớm.
- Trong bữa ăn, không vừa ăn vừa uống nhất là sử dụng đồ uống có ga.
- Sử dụng nguồn protein từ thịt (nạc vai lợn, lườn gà), trứng (hấp, dạng kem caramen, xúp), sữa.
- Sử dụng nguồn vitamin từ rau củ (khoai tây, khoai lang nhiều beta-caroten và vitamin C…)
- Trẻ còn nhỏ nên cho bú sữa mẹ, cho trẻ bú nhiều lần. Đối với trẻ lớn không nên ăn chan canh vì như vậy trẻ không chịu nhai mà chỉ nuốt chửng gây nặng gánh cho dạ dày.
Thực phẩm nên kiêng cho trẻ
- Các loại nước sốt, nước luộc thịt, dăm bông, lạp xường, xúc xích.
Thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi: Thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất
xơ.
- Thức ăn chua, dưa cà, hành muối, hoa quả chua.
- Gia vị,
dấm ớt, tỏi, hạt tiêu.
- Rượu, chè, cà phê đặc.
Theo Minh Hải/VnMedia