Nguyên nhân đơn giản khiến người già mất trí nhớ

Google News

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới cho thấy, việc thiếu giấc ngủ sâu ảnh hưởng đáng kể đến chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi.

Kích thích giấc ngủ sâu có thể tăng cường trí nhớ

Giấc ngủ ngon liên quan đến việc những người trưởng thành ghi nhớ sự kiện ngày hôm sau tốt đến mức nào. Tuy nhiên, các nhà khoa học thấy rằng những người ở độ tuổi 70 thực hiện các bài kiểm tra trí nhớ thông thường kém hơn những người 20 tuổi đến 55%, dù cả 2 đối tượng đều được nghỉ ngơi tương tự nhau.

Kết quả chụp não cho thấy, chất lượng của giấc ngủ sâu, hay còn gọi là giấc ngủ sóng chậm của những người lớn tuổi tệ hơn 75% so với người trẻ tuổi. Đồng thời, những người ngủ sâu kém nhất có trí nhớ tồi tệ nhất.

Nghiên cứu này đã giải thích lý do tại sao giấc ngủ của những người lớn tuổi không tác động tích cực đến trí nhớ nhiều như giấc ngủ của người trẻ tuổi.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, kích thích giấc ngủ sâu có thể tăng cường trí nhớ của người cao tuổi. Họ hy vọng điều này có thể mở ra nhiều phương pháp điều trị mới để hạn chế những tác động của chứng sa sút trí tuệ - căn bệnh hiện đang ảnh hưởng hơn 800.000 người ở Anh.

Ảnh minh hoaj. 

Chất lượng giấc ngủ sâu dự báo trí nhớ hôm sau

GS Matthew Walker thuộc Đại học California (Mỹ) cho biết: "Chất lượng giấc ngủ sâu của các đối tượng nghiên cứu vào đêm trước đó là yếu tố dự báo trực tiếp về trí nhớ của họ ngày hôm sau. Những người già có chất lượng giấc ngủ sâu kém thực hiện các bài kiểm tra trí nhớ tệ hơn 55% so với người trẻ tuổi". Các nhà khoa học hy vọng rằng nếu họ có thể tìm thấy mối quan hệ tương tự đối với những người bị bệnh Alzheimer, điều này sẽ mở ra hướng điều trị mới để cải thiện trí nhớ.

"Bạn càng nhiều tuổi thì chất lượng giấc ngủ sâu càng tệ. Chúng ta không thể thay đổi điều đó. Trong khi đó, giấc ngủ rất cần thiết cho não bộ để ghi lại và lưu trữ ký ức. Vì vậy, chúng ta có thể kích thích não bộ để mọi người có thêm nhiều giấc ngủ phục hồi sâu".

"Nếu giấc ngủ là một phần tác động đến bệnh Alzheimer và chúng ta có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân thì chúng ta cũng có thể cải thiện trí nhớ của họ".

Trong nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Nature Neuroscience, 36 người khoẻ mạnh, trong đó có cả người lớn tuổi và người trẻ tuổi được yêu cầu học một tập hợp từ. Các nhà nghiên cứu kiểm tra trí nhớ của đối tượng nghiên cứu ngay sau khi học từ hoặc sau 1 đêm ngủ dậy. Đồng thời, các nhà khoa học cũng ghi lại chức năng não bộ của họ khi ngủ.

Nghiên cứu cho thấy có một phần đặc biệt của não bộ suy giảm nhiều nhất khi chúng ta già đi, mà phần này lại liên quan trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Những người mà phần này bị suy giảm nhiều nhất có chất lượng giấc ngủ kém nhất, đồng thời cũng có trí nhớ tệ nhất vào ngày hôm sau.

"Khi bạn già đi, bạn sẽ bị suy giảm trí nhớ, ngày càng có nhiều giấc ngủ tồi tệ và bị suy thoái não bộ. Chúng tôi muốn tìm hiểu xem 3 yếu tố này có liên quan đến nhau hay không và nếu có liên quan thì nguyên tắc hoạt động của nó như thế nào", GS Walker cho biết.

TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU

Ngọc Anh (Theo Mail)