Trước tình hình dịch sởi đang có những diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố. Phóng viên Kiến Thức đã tiến hành khảo sát thực tế tình hình dịch sởi đang diễn ra tại Yên Bái, tỉnh hiện đang chiếm tỉ lệ nhiều bệnh nhân mắc sởi nhất cả nước.
Một huyện gần 300 ca mắc sởi
Theo ghi nhận của Kiến thức, tính từ thời điểm cuối năm 2013 đến nay, toàn tỉnh Yên Bái đã có hơn 700 ca mắc sởi, những ca mắc sởi chủ yếu tập trung ở các huyện vùng cao như: Văn Chấn, Mù Căng Chải, Trạm Tấu. Đối tượng mắc sởi chủ yếu là trẻ em dân tộc người Mông. Độ tuổi chủ yếu là từ 1 đến 15 tuổi.
|
Đối tượng mắc bệnh sởi đa số là người dân tộc Mông |
Trao đổi với Kiến Thức, bà Lê Thị Hồng Vân, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Yên Bái, cho biết: “Ca mắc sởi đầu tiên được ghi nhận tại huyện Mù Căng Chải, sau đó lan rộng ra trên địa bàn và các huyện khác. Cho đến thời điểm hiện tại, huyện Văn Chấn là nơi có nhiều trường hợp bệnh nhân mắc sởi nhất với gần 300 ca, tập trung chủ yếu tại xã Cát Thịnh.
|
Bà Lê Thị Hồng Vân - GĐ Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Yên Bái |
Các bệnh nhân bị mắc sởi chủ yếu là khi đã có biến chứng mới được gia đình chuyển đến bệnh viện, vì thế công tác khám, chữa và điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có 2 bệnh nhân tử vong khi đang dương tính với dịch sởi”.
Về công tác điều trị tại Bệnh viện, ông Nhâm Văn Nam, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Trấn, cho biết: “Hiện tại bệnh viện vẫn đang điều trị cho khá nhiều bệnh nhân mắc bệnh sởi, để tránh khả năng lây lan, bệnh viện đã lập khu cách li riêng để điều trị. Theo đó, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất điều trị tại bệnh viện là 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, số bệnh nhân dưới 9 tháng mắc sởi chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp”.
|
Bà Nguyễn Thị Hâu, trường khoa Nội – Nhi – Truyền nhiễm, đang khám cho một bệnh nhân mắc sởi biến chứng viêm kết mạc mắt |
Còn theo bà Nguyễn Thị Hâu, trường khoa Nội – Nhi – Truyền nhiễm, đã số các bệnh nhân mắc sởi nhập viện trong tình trạng đã biến chứng, qua quá trình khám và điều trị, các bệnh nhân chủ yếu bị biến chứng viêm phổi nặng, tiêu hoá và kết mặc mắt.
Muôn vàn khó khăn trong công tác tiêm phòng
Đó là nhận định của các cán bộ, nhân viên và bác sĩ khi tham gia phòng chống và dập tắt dịch sởi đang bùng phát tại Yên Bái.
Theo bà Lê Thị Hồng Vân: “Ngay sau khi xuất hiện dịch sởi trên địa bàn tỉnh, ngành y tế dự phòng tỉnh cùng các bác sĩ tại địa phương và y tế thôn bản đã đến từng địa bàn, từng hộ gia đình để tham gia khám, chữa và vân động đi bệnh viện điều trị. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn trong công tác di chuyển, nên việc vận động đồng bào đi bệnh viện là rất khó. Bởi thế, không còn cách nào khác là các cán bộ y tế phải trực tiếp vào tận nơi và tiêm phòng tận bản”.
|
Do đối tượng mắc sởi là người dân tộc nên công tác khám, chữa và phòng bệnh rất khó khăn |
Còn theo ông Nhâm Văn Nam: “Ngay sau khi dịch sởi xảy ra tại huyện Văn Chấn, chính quyền địa phương đã hỗ trợ kinh phí, toàn thể bệnh nhân được điều trị miễn phí và ăn uống miễn phía tại bệnh viện với xuất ăn 25 ngành đồng/người”.
Điều đặc biệt là, khi biết được chính quyền hỗ trợ 100% cả về điều trị và ăn uống thì đồng bào đưa con về bệnh viện rất đông. Có những hộ phải đi bộ mất gần 1 ngày cũng không hề hấn gì. Tuy nhiên, khi hết đợt hỗ trợ, các bệnh nhân lại ồ ạt xin ra viện, thậm chí có trường hợp sởi biến chứng viêm kết mạc không thể mở được mắt cũng xin xuất viện.
Còn đối với người bệnh, có người không biết mình mắc bệnh gì. Anh Sùng A Pha (làng Lao – Cát Thinh – Văn Chấn) chia sẻ: “ Lúc đầu tôi không biết con bị mắc bệnh gì, chỉ thấy cháu bị họ sau đó chuyển sang sốt rồi lây cả sang một đứa nữa, lúc đó tôi mới đưa cháu xuống bệnh viện thì được biết cháu bị sởi. Trước đó tôi có tiêm phòng, nhưng tiêm được 10 ngày rồi mà vẫn bị”.
|
Anh Sùng A Pha không biết con mình mắc bệnh gì |
Ngoài ra, còn có rất nhiều trường hợp mắc sởi khác do không được tiêm phòng. Điền hình là trường hợp của chị H. Thị Vam (Cát Thinh – Văn Chấn), chị Vam cho biết: “Tôi chưa tiềm phòng gì cho cháu cả, đi làm cả ngày có biết tiêm lúc nào đâu. Tôi đi làm cũng mang con theo luôn”.
Lý giải vấn đề này, trạm trưởng trạm y tế xã Cát Thịnh, Vũ Ngọc Đại cho biết: “Đó chính là điều khó khăn nhất với chúng tôi. Người dân thì không thể xuống trung tâm xã để tiêm phòng, chúng tôi phải đến từng thôn bản, vận động tiêm, nhiều gia đình đã nhận lời, thậm chí viết giấy đồng ý, nhưng hôm đến tiêm thì họ lại đi nương cách nhà cả ngày trời đi bộ. Mà vắc xin phải bảo quản đúng quy trình, nên rất khó để đợi ngày dân 2,3 ngày”.
Để đặt được hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống dịch sởi trong thời gian tới, theo bà Lê Thị Hồng Vân, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền hơn nữa tới bà con dân tộc, mà điều này phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ cán bộ y tế địa phương, đặc biệt là y tế thôn bản.
Cũng liên quan đến vấn đề phòng chống sởi, cuối tuần qua, Bộ Y tế đã tiến hành Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi. Tại Hội nghị, GS, TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, yêu cầu các địa phương, các đơn vị y tế tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến của dịch sởi; tổ chức điều tra và xử lý ổ dịch theo Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh sởi, rubella của Bộ Y tế ban hành.
Ðồng thời chỉ đạo Viện vệ sinh Dịch tễ T.Ư, Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia tăng cường tiêm chủng cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định, nhất là việc thống kê các đối tượng chưa tiêm hoặc chưa tiêm đầy đủ vắc-xin sởi để có kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vét vắc-xin sởi cho các đối tượng dưới hai tuổi chưa được tiêm vắc-xin đủ mũi trên phạm vi toàn quốc và tiêm vắc-xin sởi chống dịch tại những vùng có dịch, đặc biệt là trẻ em dưới năm tuổi.
Lê Phương