Những điểm đến không “bỏ rơi” người khuyết tật

Google News

(Kiến Thức) - Câu trả lời không đến từ những resort sang trọng hay những tòa lâu đài nguy nga đồ sộ, mà từ những ứng xử văn minh của người làm du lịch với du khách.

Rào cản không tồn tại
Trong bài viết “Ngồi xe buýt ở London, một chuyện khiến tôi tròn xoe mắt” đăng trên vietnamnet.vn hồi năm ngoái, tác giả Châu Phú kể: “Khi tham gia giao thông trên chiếc xe bus 2 tầng ở London, người bạn đã tế nhị dẫn tôi đến ngồi ở một ghế trống khi tôi vô tình bước lên ô dành cho người khuyết tật. Còn một tình huống khác tôi tròn xoe mắt khi xe bus dừng đỗ, người lái xe bấm nút để tự động mở cửa và thả xuống một đường dẫn dành riêng cho người đi xe lăn…”.
Đó là ở châu Âu, còn tại các công viên Hải Dương ở Nhật Bản, bên cạnh cổng chính là một lối đi dành riêng cho người khuyết tật. Không cần phải cử nhân viên trông giữ lối đi này, bởi chẳng có người bình thường nào chui qua đó để “trốn tiền vé”.
Singapore đặt mục tiêu đến năm 2030, 70% tòa nhà thương mại và công trình công cộng không là “rào cản" đối với người già và người khuyết tật. Trường học, văn phòng, trung tâm mua sắm, chợ, trung tâm ăn uống… phải xây những lối đi có thể sử dụng xe lăn và lắp đặt những thiết bị đặc biệt cho người khuyết tật như bổ sung các tính năng truy cập cho người mù và khiếm thính, bảng chỉ dẫn chữ nổi và hệ thống vòng lặp cảm ứng... cũng như đảm bảo bố trí ít nhất một phòng vệ sinh phù hợp cho đối tượng này.
Nhung diem den khong “bo roi” nguoi khuyet tat
 
Dễ hiểu vì sao tới những quốc gia này, thấy việc người khuyết tật tự đi du lịch là chuyện hàng ngày trên phố.
Những điểm đến không “bỏ rơi” người khuyết tật
Xưa nay, du lịch Việt Nam “ngại”, thậm chí né du khách khuyết tật, bởi rất hiếm các điểm đến có đủ cơ sở hạ tầng vật chất để phục vụ họ. Nhưng con số 8 triệu du khách trong nước thuộc đối tượng này và nhiều triệu người khuyết tật trên thế giới đã khiến nhiều điểm đến nhận ra rằng, họ đang làm du lịch chưa nhân văn.
Đà Nẵng đi đầu thay đổi, khi thiết kế lối đi riêng dành cho xe lăn ở bãi biển Mỹ Khê. Ở khu du lịch Sun World Ba Na Hills, người khuyết tật được đón tiếp như những khách VIP, theo lối đi riêng, với chế độ phục vụ, giúp đỡ bất kể lúc nào khi cần.
Nhìn lối băng chuyền dài đi lên, xuống với độ dốc dựng đứng kết nối dưới chân và sàn nhà ga, mới thấy cái tâm của người làm du lịch ở đây. Bởi lẽ, ở địa hình đồi núi như Bà Nà, việc tạo một lối đi riêng đặc biệt như thế không hề đơn giản và vô cùng tốn kém.
Thăm Bà Nà Hills một ngày cuối thu, cựu chiến binh Hoàng Trọng Minh (Quận Thủ Đức,TPHCM) xúc động khi vừa chống đôi nạng gỗ để ra khỏi xe ô tô đã thấy nhân viên của khu du lịch chạy đến, tận tình đỡ xuống và dìu ông đi theo lối riêng. Ông được mời ngồi lên xe lăn do khu du lịch bố trí sẵn để phục vụ khách để di chuyển thuận tiện trong quá trình tham quan. “Không ngờ rằng tôi lại có chuyến du lịch thuận tiện, dễ dàng đến thế. Đến Bà Nà tôi lại ngỡ mình đang ở xứ nào xa xôi lắm”, người cựu chiến binh già nói.
Nhung diem den khong “bo roi” nguoi khuyet tat-Hinh-2
 
Việc đón tiếp du khách khuyết tật được Bà Nà Hills xây dựng thành một quy trình chuẩn, để phổ biến, đào tạo tới tất thảy nhân viên, để bất cứ ai cũng có thể trở thành “người nhà” của những du khách không lành lặn ấy.
Chẳng những ở Bà Nà, mà cứ đến bất cứ khu du lịch Sun World nào, như Sun World Fansipan Legend, Sun World Halong Complex… đều sẽ thấy những “lối riêng” và quy trình phục vụ du khách đặc biệt như thế. Ở tất cả các nhà ga cáp treo đều có sẵn xe lăn cho người khuyết tật nếu họ có nhu cầu. Bất cứ khi nào người khuyết tật cần hỗ trợ, chỉ cần đưa ánh mắt là đã có nhân viên của các du lịch đến giúp đỡ, tận tình hướng dẫn.
Cơ hội được đi du lịch bình đẳng với người bình thường là mơ ước của những người khuyết tật, nhưng không phải Khu du lịch nào cũng dễ dàng chi ra một khoản đầu tư tốn kém chỉ để phục vụ một lượng khách nhỏ, chuyên biệt. Nhưng đó là cách tạo nên một Khu du lịch nhân văn mà không phải nơi nào cũng sẵn sàng làm điều ý nghĩa đó.
P.V