Doanh nhân Phương Thảo, Hoàng Yến, Thanh Phượng... nổi bật tuần qua

Google News

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Cao Thị Ngọc Dung, Đặng Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thanh Phượng là những nữ doanh nhân nổi bật tuần qua.

Hai nữ tỷ phú bí ẩn trên sàn chứng khoán
Nếu cổ phiếu VIC tiếp tục tăng mạnh, bà Hương có thể sẽ là người tiếp theo có mặt trong danh sách tỷ phú Việt Nam.
Doanh nhan Phuong Thao, Hoang Yen, Thanh Phuong... noi bat tuan qua
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet. 
Trong top 10 người giàu nhất Việt Nam còn có bà Phạm Thúy Hằng - em vợ ông Phạm Nhật Vượng (cổ đông Vingroup) - tài sản hơn 14.100 tỷ đồng.
Đứng đầu danh sách các nữ tỷ phú, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air - tăng tài sản ít nhất trong top, thêm khoảng 1.600 tỷ đồng. Cổ phiếu VJC thực tế chỉ tăng trên 6%. Hiện tại, khối tài sản bà Thảo sở hữu là gần 28.200 tỷ đồng.
Bà Thảo vừa được nhận Huân chương Bắc đẩu bội tinh do Nhà nước Cộng hòa Pháp trao tặng. Huân chương Bắc đẩu bội tinh do Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte sáng lập, là huân chương cao quý, lâu đời và danh giá bậc nhất của Nhà nước Pháp trao cho những cá nhân, tổ chức có đóng góp đặc biệt.
Trước đó, bà là một trong số ít doanh nhân Việt nhận được nhiều danh hiệu trong nước và quốc tế như nhân vật có ảnh hưởng nhất châu Á trong công tác thiện nguyện do tạp chí danh tiếng Tatler trao, là 1 trong 100 nhân vật làm thay đổi kinh tế châu Á do tạp chí Business Insider Australia bầu chọn, top 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới, top các nhà lãnh đạo nữ quyền lực nhất châu Á, giải thưởng Nữ doanh nhân xuất sắc nhất tại khu vực ASEAN.
Khối tài sản của bà Nguyễn Thanh Phượng
Bà Nguyễn Thanh Phượng - Chủ tịch VCSC và cũng là nhà sáng lập công ty này chỉ sở hữu 6,75 triệu cổ phiếu VCI, chiếm tỉ lệ 4,08% và chưa đủ tỉ lệ là cổ đông lớn. Do nắm giữ thêm 14,7 triệu cổ phiếu BVB của Viet Capital Bank nên tổng giá trị tài sản cổ phiếu của bà Phượng đạt 685 tỷ đồng.
Công ty vừa tổ chức thành công ĐHCĐ thường niên năm 2021 vào cuối tuần trước và đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.250 tỷ đồng. Nếu đạt, đây là lần đầu tiên Công ty có lợi nhuận sau thuế trên 1.000 tỷ đồng trong 3 năm gần nhất, xu thế này sẽ duy trì liên tục trong 3 năm tới.
Trong đó, đại diện Công ty đã chia sẻ, quý I/2021 ước lợi nhuận thực hiện khoảng 360-400 tỷ đồng và lợi nhuận chưa thực hiện khoảng 500 tỷ đồng.
Ngoài ra, VCSC cũng lên kế hoạch phát hành mới 166,5 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền 1:1. Thời gian dự kiến trong năm 2021, sau khi chào bán xong ESOP. Sau khi phát hành, VCSC dự kiến tăng vốn lên 3.330 tỷ đồng. Vốn hiện tại của VCSC là 1.656 tỷ đồng.
Nữ đại gia tiền vào ào ào nhờ bán vàng
Nhờ kết quả kinh doanh năm 2020 vượt kế hoạch, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) dự kiến nâng cổ tức từ 18% lên 20% tiền mặt (2.000 đồng/cp). PNJ trình cổ đông kế hoạch gần 21.006 tỷ đồng doanh thu thuần năm 2021, gần 1.230 tỷ đồng lãi sau thuế; tăng lần lượt 20% và 15% so với thực hiện năm 2020. Mức cổ tức dự kiến là 20%.
Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT PNJ, cho biết nếu như năm 2020 là thời điểm nhấn nút tái tạo thì năm 2021 là thời điểm tăng tốc của doanh nghiệp. Thực tế, sự tăng tốc này đã bắt đầu từ cuối năm 2020 và ghi nhận kết quả nổi bật trong quý I năm nay.
Định hướng năm 2021, lãnh đạo PNJ cho biết sẽ tiếp tục tối hưu hóa hệ thống vận hành; làm mới các trải nghiệm, dịch vụ, sản phẩm mới; chinh phục thị trường mới ở các thành thị cấp 2, 3; chuẩn bị cho những mảng kinh doanh mới.
Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận tiếp tục bứt phá cho dù vẫn còn vướng mắc một khối tiền lớn gần 400 tỷ đồng trong khoản đầu tư tại Ngân hàng DongABank (của ông Trần Phương Bình, nguyên chủ tịch và là chồng bà Cao Thị Ngọc Dung).
Mẹ Cường Đô la liên miên kiện tụng
Là một doanh nhân nhưng bà Nguyễn Thị Như Loan lại gặp nhiều khó khăn. CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) của bà Loan vừa công bố báo cáo tài chính sau kiểm toán năm 2020. Trong đó, một vấn đề lớn được đề cập là khoản nợ đối tác CTCP Đầu tư Sunny Island gần 2,9 nghìn tỷ đồng và vụ kiện với chính doanh nghiệp này.
Doanh nhan Phuong Thao, Hoang Yen, Thanh Phuong... noi bat tuan qua-Hinh-2
Bà Như Loan.
Khoản tiền nợ Sunny là lớn nếu so với hoạt động kinh doanh của QCG. Trong năm 2020, doanh thu của QCG tăng mạnh nhưng đạt chưa tới 1,9 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận hợp nhất cũng chỉ hơn 80 tỷ. QCG hiện phải vay hàng trăm tỷ đồng tiền của nhiều thành viên ban lãnh đạo của doanh nghiệp này.
Quốc Cường Gia Lai cũng dính vào vụ lùm xùm với dự án Phước Kiển. Dàn lãnh đạo Công ty Tân Thuận (thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) đã bị kỷ luật sau vụ bán đất rẻ cho QCG. Tân Thuận đã bán chỉ định hơn 30ha đất đã đền bù tại Khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) cho CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) với giá 1,29 triệu đồng/m2.
Vụ bán đất vàng giá bèo đã không trôi, QCGL của nhà ông Nguyễn Quốc Cường do bà Nguyễn Thị Như Loan nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT rơi vào vòng xoáy nóng, cổ phiếu bị bán tháo trên TTCK trong một thời gian dài.
Hồi tháng 8/2020, bà Nguyễn Thị Như Loan cũng đã thôi kiêm nhiệm chức danh chủ tịch sau khi con trai rời công ty và phát triển các dự án riêng. Hồi tháng 11/2018, ông Nguyễn Quốc Cường đã rút khỏi tất cả các vị trí tại QCG. Ông Cường rút khỏi vị trí Phó Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT của QCG.
Bà Loan hiện là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ gần 102 triệu cổ phiếu QCG, tương đương 37,04% vốn tại QCG.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến vắng bóng
Cũng giống như bà Loan, bà Đặng Thị Hoàng Yến một nữ đại gia khác cũng gặp khá nhiều khó khăn trong thời gian qua. Cổ phiếu ITA vẫn còn khá nhiều khó khăn, cổ phiếu vẫn ở dưới ngưỡng 8.000 đồng.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến cho biết, Tân Tạo sẽ thoái vốn các đơn vị liên doanh liên kết, tập trung cho KCN, một hướng đi được cho là ổn định lâu dài trong tương lai.
Như vậy, ITA của bà Đặng Thị Hoàng Yến sẽ bỏ dự án Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương có quy mô tỷ USD. Doanh nghiệp cũng sẽ rút khỏi các dự án dự án các khu thương mại dịch vụ nghỉ dưỡng tại Phú Quốc, Đà Lạt,...
Sau một thời gian dài khó khăn, các doanh nghiệp nhà chị em đại gia từng giàu nhất Việt Nam Đặng Thành Tâm đã có tín hiệu hồi sinh mạnh mẽ khi mà thời thế thay đổi, làn sóng đầu tư nước ngoài mạnh lên và sôi động chưa từng có.
Trong khi đó, KBC của ông Đặng Thành Tâm có cơ hội bứt phá mạnh trong năm 2021. KBC có quỹ đất khu công nghiệp rất lớn, khoảng 10.000ha. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến dòng vốn FDI rút khỏi Trung Quốc đổ vào Việt Nam như Samsung, Apple,... Không những thế, KBC dự kiến sẽ tham gia vào BĐS nhà ở với các dự án khổng lồ như khu đô thị Tràng Cát 581ha tại Hải Phòng.
Vietnamnet