Riêng với bạn Ngọc Bé thì nỗi sợ đó tăng gấp bội. Chẳng là tết năm 2012 sau khi nghỉ làm thêm vào ngày 23, ngày 24 Bé về quê cùng bạn bè. Cũng như thường lệ bến xe Mỹ Đình rất đông các bạn sinh viên. Dù lo lắng về quê vé xe đông, ngồi không thoải mái nhưng bạn nào cũng tươi cười hồ hởi: “Vượt qua ải này là về quê với thầy bu rồi”. Một bạn sinh viên phát biểu. Bạn khác thêm vào: “Mình thích về nhà, nhưng gần Tết thì không hứng lắm đâu nhé! Cái gì cũng đắt đỏ, tiền xe cũng vậy”,…
Xong rồi bé và cả lũ bạn chen chúc nhau mua vé. Bé để ý thấy có một thanh niên cứ đứng nhìn mình và các bạn từ nãy tới giờ. Thanh niên này cũng có đeo một cái túi nhỏ. Thi thoảng lại rút điện thoại ra bấm bấm. Bé nghĩ chắc là sinh viên thôi. Đoạn, thấy Bé nhìn thanh niên này đưa tay kéo mũ lưỡi trai xuống và kiếm chỗ ngồi.
|
Đang loay hoay lấy tiền gửi vé xe, bất chợt Bé nhìn thấy nam thanh niên lúc nãy đang đưa tay rút điện thoại của bạn mình. (Ảnh minh họa) |
Mãi rồi cũng chen vào mua được vé. Cả đám chen chúc nhau mua vé. Năm nay giá vé về Nghệ An tăng gần như gấp đôi năm ngoái (năm ngoái 150 nghìn, thì năm nay lên 250 nghìn). Bé nghĩ mà xót cả ruột. Đang loay hoay lấy tiền gửi vé xe, bất chợt Bé nhìn thấy nam thanh niên lúc nãy đang đưa tay rút điện thoại của bạn mình. Thấy Bé phát hiện ra, tên thanh niên bỏ chạy. Bất ngờ, Bé phát hiện điện thoại của mình cũng không cánh mà bay lúc nào không hay.
“Chết rồi, thằng nớ hấn lấy điện thoại của mi cả của tau rồi”. Bé bảo với đứa bạn rồi chạy theo nam thanh niên kia.
Theo phản ứng tên trộm chạy rất nhanh, nhưng vì Bé là dân miền núi quen chạy bộ nên đuổi theo rất sát. Ra cổng bến xe thì Bé đuổi kịp tên trộm.
Ban đầu có hơi sợ sệt nhưng Bé vẫn cố nài nỉ: “Anh … anh lấy điện thoại của em phải không? Làm ơn cho em xin lại đi anh ơi!”
Tên trộm có vẻ bỡ ngỡ nhưng rồi cũng chối: “Không tao không lấy của mày. Tao chỉ lấy của đứa kia thôi.”
Vừa lúc đó thì mấy đứa bạn của Bé cũng chạy kịp. Đứa thì chửi, đứa thì nói. Xong rồi xông vào giật áo thằng trộm. Bị nhiều người phản ánh, tên trộm rút chiếc điện thoại của bạn Bé ra và trả lại. Còn điện thoại của Bé thì không thấy. Tên trộm cứ khăng khăng không lấy.
Tin chắc là tên này lấy điện thoại của mình, Bé khẩn thiết cầu xin, sau chuyển sang khóc lóc.
Có vẻ như đây là một tên trộm chưa chuyên nghiệp và có sự hối lỗi, khi nghe Bé nói: “Anh làm ơn thương em với, vì chiếc điện thoại đó, em mua trả góp chưa trả hết tiền. Đi làm thêm quần quật, Tết nhất tới sát ngày mới được nghỉ,....Em còn dùng nó để liên lạc với mẹ em. Mẹ em đang bị bệnh nặng. Chắc gì đã qua khỏi,...”
Nghe đến đây thằng trộm mủi lòng: “Tao đưa cho bạn tao đi bán rồi”.
Xong hắn móc trong túi ra mấy tờ 50.000 nghìn đưa cho Bé: “Tao chỉ còn 200.000 nghìn bọ. Mày cầm lấy mà mua cái điện thoại mới. Tao đưa hết cho mày miễn mày với bạn mày đừng báo công an”.
Nói đoạn thằng trộm quay sang bảo đứa bạn Bé: “Đây là ngày đầu tiên tao đi ăn trộm. Nói thật tao cũng chẳng muốn thế đâu. Tao chỉ muốn kiếm ít tiền về quê không ngờ gặp phải bọn mày. Thôi cho tao xin lần này. Điện thoại mày cũng lấy lại được rồi”.
Bé vừa buồn mất điện thoại, cũng vừa thương tên trộm vét hết mấy đồng tiền cuối cùng nên rút ra 1 tờ 50.000 đưa cho nó: “Mi cầm lấy mà đi xe bus về nhà”. Dù chẳng biết tên này quê ở đâu nhưng Bé cứ làm theo cảm tính.
Theo phản xạ, thằng trộm đưa tay gạt đi “Thôi mày cầm đi”. Xong rồi hắn hòa mình vào đám đông nơi bến xe.
Một số bạn của Bé dè bỉu: “Rõ là...ăn trộm còn bày đặt...may mà không báo công an đấy nhé!” “Rồi hắn lại đi móc của người khác ấy mà. Lần này kiểu gì cũng cảnh giác hơn”.
Riêng Bé thì lại không nghĩ thế, thực ra nhìn tên trộm cũng có chút lương tâm. Lúc hắn đưa tiền cho Bé, Bé nhìn thấy mắt của hắn cũng thật là hiền từ, hắn có chút hối lỗi.
Bé và mọi người lên xe về quê, nhưng không ai biết rằng trong đám người lộn xộn chen chúc nhau hôm đó, có một cậu sinh viên vừa đi vừa khóc. Bởi vì cậu ta, nhớ tới người mẹ già khốn khổ ở quê đang trông đợi mình. Và cậu tự hứa, sẽ cố gắng có một cái tết thật vui và ra tết cậu cũng sẽ kiếm một việc làm thêm, chứ không phải cái nghề đi móc túi tội lỗi này.
Theo Đời sống & Pháp luât