Dũng Vinalines lấy tiền ở đâu mua nhà cho “bồ nhí“?

Google News

Tại cơ quan điều tra, Dương Chí Dũng khai nhận không tiếc tiền cung phụng cho người phụ nữ này.

Theo thông tin xác minh, đây không phải là người phụ nữ “ngoài luồng” duy nhất của vị cựu Chủ tịch Vinalines nổi tiếng lắm tiền nhiều của này.
Tuy nhiên, người phụ nữ có tên là PTT được ông cưng phụng nhất. Bằng chứng là khi người phụ nữ này than thở không đủ tiền mua căn hộ chung cư vì “kịch kim” chỉ có 600 triệu đồng thì Dũng mua luôn cho 2 căn hộ thuộc dạng cao cấp nhất nhì Hà Nội.
Bên trên cao ốc Skycity, nơi Dương Chí Dũng bỏ tiền mua nhà cho "bồ".  
Đầu tiên là căn hộ 29… nằm ở tầng 29 tòa nhà Skycity, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Mỗi căn hộ ở đây được trang bị tiện nghi cực kỳ cao cấp, có giá từ 3-5 tỉ đồng.
Tiếp theo là căn hộ ở tầng 8, tòa nhà chung cư, văn phòng cao cấp Pacific Place, số 83 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Các căn hộ ở đây có thể xếp vào hàng “xa hoa” với giá mỗi m2 lên tới 4.000 USD. Mỗi căn hộ có giá từ 3-5 tỉ đồng.
Để làm vui lòng người tình của mình, cựu Chủ tịch Vinalines đã chi ra tròm trèm chục tỉ. Kết quả là 2 người có quan hệ gần gũi và có con. Đáng nói hơn, ngôi nhà Dương Chí Dũng đang sống với vợ cả cũng nằm ở đường Nguyên Hồng, cách nhà "bồ" chỉ một đoạn đường.
Sau khi Dương Chí Dũng vướng vào vòng lao lý, Cơ quan điều tra đã xác định, căn hộ này mặc dù do bà PTT đứng tên nhưng kỳ thực lại là tiền của Dương Chí Dũng. Vậy nên, cả 2 căn hộ cao cấp này đều bị kê biên.
Cao ốc Skycity. 
Để có được số tiền nuôi bồ nhí, con riêng, Dũng đã “gật đầu” với những “giao dịch ma” với khoản tiền “hoa hồng” lên tới cả triệu đô la.
Một trong những phi vụ đó là mua sắm ụ nổi 83M gây ra thiệt hại khoảng 335,5 tỉ đồng.
Trong phi vụ này, Dũng đóng vai trò chủ mưu, ký quyết định phê duyệt chủ trương, phê duyệt đầu tư và chỉ đạo cấp dưới lập báo cáo khảo sát không đúng thực tế để hợp thức thủ thục mua ổ nổi đã hỏng.
Thông qua một công ty môi giới hàng hải, Vinalines đã lập đoàn khảo sát ụ nổi 83M ở Nakhodka, Nga. Các thành viên đoàn khảo sát đều biết việc ụ nổi này được sản xuất năm 1965 ở Nhật Bản, bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm Nga dừng phân cấp.
Giá ụ nổi được công ty Nakhodka đưa ra đàm phán là dưới 5 triệu đô la.
Nhằm mục đích tạo ra một “giao dịch ma” rút tiền nhà nước, khi về Việt Nam, Dũng chỉ đạo cấp dưới: Không mua ụ nổi 83M trực tiếp từ Nakhodka mà mua qua công ty môi giới AP.
Giá mua qua AP được hóa phép lên 9 triệu đô la.
Tòa nhà Pacific Place.  
Sau đó qua một số thao tác “phù phép” tiền vận chuyển, sửa chữa, lai dắt… số tiền đã lên đến 14,1 rồi 19,5 triệu đô la.
Số tiền mà “đường dây” của Dương Chí Dũng nhận “lại quả” từ công ty AP lên đến 1,66 triệu đô la.
“Đệ tử ruột” của Dũng là Trần Hải Sơn đã nhận tiền từ ông Goh Hoon Seow, Giám đốc AP rồi “kính chuyển” cho “các sếp”.
Nhận được đồng tiền quá dễ dàng nên Dương Chí Dũng cũng khá “rộng tay” với đàn em. Dũng quyết luôn: “Chia theo tỉ lệ 10 tỉ đồng cho anh, 10 tỉ đồng cho anh Phúc, còn lại cho em (Sơn - PV)”
Xem cái cách mà Sơn chuyển tiền tỉ cho Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc nhẹ như đưa vài tờ giấy, người ta mới hiểu đồng tiền các “đại gia” Vinalines này kiếm dễ dàng như thế nào...
Theo VTC