Bác sĩ y học Trung Quốc Từ Triều Mậu đã chỉ ra rằng, khác với y học phương Tây chỉ coi thận là một phần của hệ thống tiết niệu, trong y học cổ truyền, thận được hiểu rộng hơn, bao gồm cả hệ thống sinh dục, hệ thống nội tiết, hệ thống miễn dịch, tuyến yên và trục thượng thận theo cách nhìn của y học hiện đại.
Cũng theo quan điểm của y học cổ truyền thì thận được coi là nền tảng bẩm sinh của con người và có mối liên hệ chặt chẽ với tuổi thọ. Họ tin rằng, tinh chất trong thận quyết định sức sống của mỗi người. Do đó, việc duy trì thận khí được xem là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và năng lượng sống của cơ thể.
Nếu chất độc đưa vào cơ thể không được đào thải kịp thời thì chúng rất dễ bị tích tụ ở thận. (Ảnh minh họa)
Có câu nói "bệnh từ miệng mà ra", việc ăn uống không đúng cách có thể dẫn đến việc cơ thể tích tụ chất độc. Nếu không được đào thải kịp thời, những chất độc này sẽ dần dần tích tụ trong thận. Bác sĩ Từ Triều Mậu cho biết, hiện nay, thị trường thực phẩm đang bị bão hòa bởi các sản phẩm chế biến sẵn, chúng thường chứa màu nhân tạo, hương liệu, chất bảo quản, chất tạo men và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, rau, trái cây, ngũ cốc và thủy sản cũng có những loại bị nhiễm thuốc trừ sâu và kim loại nặng nên chúng dễ đáng trở thành những nguồn độc tố phổ biến trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Để biết thận có đang bị quá tải, tích tụ nhiều độc tố hay không, mọi người hãy chú ý tới những dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Triệu chứng tích tụ quá nhiều chất độc trong thận
Khi thận tích tụ một lượng chất độc nhất định, điều này có thể gây ra gánh nặng lớn cho cơ thể và dẫn đến nhiều bệnh lý về thận. Vậy làm thế nào để nhận biết cơ thể có đang tích tụ quá nhiều độc tố hay không? Theo bác sĩ Từ Triều Mậu, bạn có thể đánh giá tình trạng này thông qua các triệu chứng sau đây.
1. Da dễ bị ngứa, da thường xuyên nổi mẩn đỏ và nổi mụn.
2. Nước tiểu đục và lượng nước tiểu giảm.
3. Thường xuyên xì hơi, hơi thở có mùi hôi và cơ thể nặng mùi.
4. Dễ mệt mỏi và phù nề chi dưới.
5. Buồn nôn và chán ăn.
6. Đau xương khớp, đau nhức và yếu ở thắt lưng và đầu gối, các cơn đau thắt lưng tái phát và các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn khi mệt mỏi hoặc vào những ngày mưa.
Hôi miệng, xì hơi nhiều, hay mệt mỏi,... có thể là dấu hiệu thận đầy độc tố. (Ảnh minh họa)
Theo y học cổ truyền thì sự tích tụ độc tố trong cơ thể thường xuất phát từ các nguyên nhân như "tỳ thận suy yếu", "khí huyết không đủ", và "ứ máu". Để cải thiện tình trạng này, y học cổ truyền khuyến nghị bồi bổ cơ thể, bổ sung khí huyết, làm sạch nội tạng và giảm độ đục của nước tiểu, nhằm loại bỏ ứ máu và tái tạo sức khỏe.
Người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược truyền thống như hoàng cầm, đẳng sâm, đan sâm và đại hoàng, tùy thuộc vào nhu cầu sức khỏe cá nhân. Những loại thảo dược này được cho là có tác dụng bảo vệ và cải thiện quá trình trao đổi chất của thận.
Trà thảo dược điều hòa chức năng thận
Theo lời khuyên của bác sĩ Từ Triều Mậu, để duy trì sức khỏe hàng ngày, bạn nên uống trà bổ thận được chế biến từ hoàng kỳ và cây kỷ tử.
- Nguyên liệu: Hoàng cầm 25 gam, kỷ tử 5 gam.
- Phương pháp: Cho các dược liệu trên vào nước 80~100 độ C và ngâm trong 15 phút.
- Cách uống: Mỗi tuần uống 1 đến 3 lần để điều hòa chức năng thận.
Lưu ý: Nếu bạn là bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn 3, trước tiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ y học cổ truyền chuyên nghiệp về việc liệu nó có phù hợp để uống hàng ngày hay không.
MINH MINH