Chăm mẹ chồng bị liệt 10 năm được bà tặng cuốn sổ tiết kiệm, nhìn con số ghi trên đó tôi tái mặt

Google News

Sau khi mẹ chồng bị liệt, tôi đã chủ động đề nghị đưa bà về nhà để chăm sóc.

Từ xưa đến nay, mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu thường được coi là một trong những mối quan hệ phức tạp nhất. Nhiều người cho rằng, mẹ chồng và nàng dâu thường là "kẻ thù" bẩm sinh, và không ít cặp đôi đã trải qua những cuộc cãi vã không ngừng. Chẳng hạn, mối quan hệ giữa mẹ tôi và bà nội tôi rất căng thẳng. Khi còn nhỏ, tôi thường nghe thấy họ cãi nhau, và mẹ thậm chí không muốn tôi gần gũi bà nội.

Tuy nhiên, tôi lại may mắn có một người mẹ chồng tuyệt vời. Bà không được học nhiều nhưng là một người thấu tình đạt lý và luôn nghĩ cho con cái. Trong suốt nhiều năm sống trong gia đình chồng, bà chưa bao giờ đặt ra yêu cầu nào với tôi, mà ngược lại, luôn bao dung và dạy dỗ tôi những điều mà tôi chưa biết.

Khi tôi và chồng có mâu thuẫn, bà luôn đứng về phía tôi, không để tôi cảm thấy mình là người ngoài cuộc. Bà thường nói rằng, tôi đã rời xa gia đình để đến một nơi xa lạ, vì vậy bà cần phải đối xử tốt với tôi hơn.

Trong thời gian tôi ở cữ, cũng chính mẹ chồng là người chăm sóc tôi. Khoảng thời gian đó, ngoài việc cho con bú, tôi không phải lo lắng điều gì khác vì mẹ chồng luôn chuẩn bị cho tôi những bữa ăn ngon và chăm sóc tôi chu đáo. Nhờ có bà, sức khỏe của tôi đã hồi phục nhanh chóng. Đối với tôi, mối quan hệ giữa chúng tôi đã vượt ra ngoài ranh giới mẹ chồng - nàng dâu, tôi xem bà như một người mẹ thực sự.

Mối quan hệ giữa tôi và mẹ chồng rất tốt. (Ảnh minh họa)

Sau khi mẹ chồng bị liệt, tôi đã chủ động đề nghị đưa bà về nhà để chăm sóc. Mẹ không chỉ có chồng tôi mà còn có 2 người con nữa, gồm 1 trai và 1 gái. Bố mẹ chồng luôn đối xử công bằng với cả 3 anh chị em, nhưng khi mẹ chồng bị bệnh, 2 người em chồng lại đưa ra nhiều lý do để thoái thác trách nhiệm chăm sóc mẹ.

Em gái chồng viện cớ có 2 người con và em chỉ là con gái đã lấy chồng, nên chăm sóc mẹ không phải là trách nhiệm của em. Em trai chồng tuy có lòng nhưng bị vợ chi phối. Em dâu là người quyết định mọi việc trong gia đình, khiến em chồng không thể tự quyết. Em dâu nói rằng cả hai đều phải đi làm, không có thời gian chăm sóc bà.

Chồng tôi đã đề nghị nếu không thể chăm sóc thì có thể hỗ trợ tài chính, mỗi tháng gửi một ít tiền sinh hoạt cho mẹ, nhưng em dâu vẫn không đồng ý với lý do gia đình em có 2 con, gánh nặng tài chính đã quá lớn.

Mẹ chồng tôi là người mạnh mẽ, luôn vui vẻ và tôi chưa bao giờ thấy bà khóc. Nhưng hôm đó, tôi thấy đôi mắt bà đỏ hoe, cố gắng kìm nén nước mắt.

Khi mẹ chồng đổ bệnh, tôi đã chủ động đón bà về chăm sóc. (Ảnh minh họa)

Trong suốt 10 năm qua, tôi là người duy nhất chăm sóc mẹ chồng, trong khi các thành viên khác trong gia đình chỉ đóng góp một phần nhỏ cho chi phí y tế.

Gần đây, khi cảm thấy sức khỏe suy yếu, mẹ chồng đã trăn trối những lời cuối cùng với tôi và trao cho tôi một cuốn sổ tiết kiệm. Khi đó mẹ nghẹn ngào nói:

- Con là một đứa con dâu hiếu thảo. Trong suốt những năm qua, con đã chăm sóc mẹ mà không một lời phàn nàn. Mẹ thật sự hạnh phúc khi có con bên cạnh.

Khi mở sổ tiết kiệm, cô tái mặt khi thấy số tiền ghi trên đó là 1,2 tỷ đồng. Ngày đó bố chồng đổ bệnh, gia đình đã tốn rất nhiều tiền để chữa bệnh cho bố nhưng vẫn không cứu được ông.

Mẹ chồng có lương hưu, nhưng không đáng kể và ngày thường bà còn hay mua quà cho cháu, hỗ trợ tài chính cho chúng tôi. Vì thế, tôi không ngờ mẹ chồng lại có khoản tiết kiệm lớn như vậy.

Thấy vẻ mặt kinh ngạc của tôi, mẹ chồng nhẹ nhàng nói:

- Con cứ giữ số tiền này, đừng nói với ai, kẻo lại gây ra rắc rối. Con không cần phải ngại, vì con đã chăm sóc mẹ nhiều năm, đây là điều con xứng đáng được nhận.

Không chỉ để lại toàn bộ tiền tiết kiệm, mẹ chồng còn muốn tặng tôi cả những món trang sức vàng của mình. Khi em chồng phản đối, mẹ chồng liền gạt đi. Bà nói rằng có tôi làm con dâu khiến bà cảm thấy hạnh phúc, và tôi cũng vậy. Tôi cảm thấy thật vinh dự khi được làm con dâu của bà. Nếu có kiếp sau, tôi mong muốn được tiếp tục làm con dâu của mẹ.

CẨM TÚ