Hàng năm, cứ đến ngày 5/5 Âm lịch là ngày Tết Đoan Ngọ (hay còn gọi là Tết Đoan Dương) người người nhà nhà lại chuẩn bị những mâm cỗ cúng hoa quả để dâng lên tổ tiên. Tết này vốn bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng về nước ta nó được Việt hóa, trở thành Tết "giết sâu bọ".
Theo phong tục truyền thống, vào Tết Đoan Ngọ người ta sẽ phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng. Người ta cũng tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.
Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ thường là hoa quả theo mùa, bánh trái có nguồn gốc tự nhiên như bánh gio (bánh tro). Ngoài ra còn có các món ăn khác tuỳ theo địa phương, chẳng hạn như ở miền Trung sẽ có tục lệ ăn thịt vịt.
Năm nào chị Vũ Thu Hương (Hà Nội) cũng chuẩn bị một mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ vô cùng tươm tất. Bà mẹ đảm là người vô cùng coi trọng đến các ngày lễ Tết truyền thống vì vậy, Tết "diệt sâu bọ" chị cũng rất quan tâm. Mâm lễ của Tết mùng Năm của gia đình chị mang đậm phong vị mùa hạ với: Bát cơm rượu, những món ngon từ trái cây thiên nhiên chín thơm của mùa hè như vải, mận, đào và bánh gio mật mía, xôi cốm. Ngoài ra chị còn chuẩn bị 1 phật thủ, hoa sen, hoa cau, trầu cau... vô cùng đầy đủ.
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ đẹp mắt, ý nghĩa nhà chị Thu Hương.
Xem thêm các mâm cỗ cúng của chị em khác dưới đây:
Mâm cỗ tươm tất của chị Loan Trần (Hòa Bình).
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của chị Ngọc Phương (Hà Nội).
Mâm cỗ Tết Đoan Ngọ đẹp mắt của chị Nguyễn Thơ Thơ (Hà Nội).
Mâm cỗ của gia đình chị Lê Mai Trang cũng rất đẹp mắt.
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ nhà chị Hòa Phạm cũng rất truyền thống (Hà Nội)
Một mâm cỗ nhỏ, xinh xắn của chị Hà My (TP HCM).
Mâm cỗ đẹp mắt đủ các loại quả, bánh trái của chị Nguyễn Khánh Linh (Hà Nội).
Mâm cỗ đơn giản nhưng đẹp mắt của chị Lê Quỳnh Trang (TP HCM).
Mâm cỗ cúng nhà chị Phạm Thu Hiền (Hải Phòng) vô cùng phong phú, đa dạng các sản vật theo mùa.
Mâm cỗ nhà chị Lê Kim Thanh.
Chị Phùng Hà chuẩn bị các lễ vật để cúng Tết giết sâu bọ. Chị còn tự tay tỉa dưa hấu đẹp mắt.
MINH NGỌC