Bác sĩ phẫu thuật người Đài Loan (Trung Quốc) Jiang Kunjun đã chỉ ra trong chương trình "Doctor is Hot" rằng có một người đàn ông trung niên bị thoát vị háng trong nhiều năm nhưng liên tục từ chối phẫu thuật. Cho đến khi tình trạng nặng tới mức phải đến phòng cấp cứu thì anh mới chấp nhận điều trị.
Tuy nhiên trong quá trình mổ, các bác sĩ phát hiện ra có một tinh hoàn ẩn bên trong. Bác sĩ Jiang Kunjun cho biết: "Bệnh nhân này bị tinh hoàn ẩn nhiều năm nhưng không biết. Vì vậy chúng tôi đã phải giải thích cho cả vợ anh và cảnh báo rằng nếu để lâu thêm có thể chuyển thành ung thư, thậm chí ngay lúc đó cũng đã có tế bào ung thư rồi".
Vì hai vợ chồng đã có con nên bác sĩ Jiang Kunjun gợi ý nên cắt bỏ tinh hoàn ẩn vì nó không có chức năng gì lại tiềm ẩn nguy cơ và nhắc vợ bệnh nhân ký tên đồng ý phẫu thuật. Người vợ nghe theo lời khuyên của bác sĩ.
Người vợ cho biết chồng hay bắt "yêu" bằng miệng nên mong bác sĩ cảnh báo anh rằng tế bào ung thư có trong tinh dịch để không ép cô làm vậy nữa. (Ảnh minh họa)
Sau ca phẫu thuật, người đàn ông phục hồi khá tốt. Tuy nhiên, vợ anh bất ngờ tìm tới bác sĩ và ngại ngùng nói rằng cần được tư vấn. Sau đó, cô e dè nói: "Nếu chồng tôi bị ung thư tinh hoàn thì trong tinh dịch có chứa tế bào ung thư hay không?". Bác sĩ Jiang Kunjun nghe vậy cảm thấy khá ngạc nhiên hỏi: "Sao cô lại nghĩ như vậy?".
Sau đó, người vợ giải thích rằng chồng có sở thích bắt vợ "yêu" bằng miệng và nuốt sản phẩm của anh nhưng cô không thích điều đó. Vì vậy, cô hy vọng bác sĩ có thể cảnh báo người chồng rằng trong tinh dịch cũng có tế bào ung thư để chồng đừng ép cô làm việc kia nữa. Bác sĩ Jiang Kunjun nghe xong chỉ biết cười nhưng không nói có đồng ý với yêu cầu của người vợ hay không.
Chuyên gia tiết niệu người Đài Loan Chen Zhaoan chỉ ra rằng tinh hoàn nằm trong khoang bụng trong quá trình phôi thai, khi thai nhi lớn lên, tinh hoàn từ từ hạ xuống. Tinh hoàn phải ở trong bìu khi trẻ mới sinh. Nếu tinh hoàn không ở trong bìu mà ở trong một nơi cao hơn như háng, khoang bụng thì gọi là tinh hoàn ẩn.
Bác sĩ Chen Zhaoan chỉ ra rằng khả năng phát triển ung thư tinh hoàn ở bệnh nhân mắc bệnh tinh hoàn ẩn cao gấp 3 đến 14 lần so với người bình thường và 7-10% bệnh nhân ung thư ở bộ phận này cũng mắc bệnh tinh hoàn ẩn. Tốt nhất nên cắt bỏ phần này càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng xấu đi thành ung thư, nếu nhiệm vụ sinh sản chưa hoàn thành, tinh trùng có thể được đông lạnh và bảo quản trước khi phẫu thuật.
Bác sĩ Chen Zhaoan cho biết thêm, ở bệnh nhân ung thư tinh hoàn, tinh dịch xuất ra sẽ không chứa tế bào ung thư.
MINH MINH