Đi 200km lên thăm con dâu bầu, vừa vào nhà đã thấy xoong nồi vứt lăn lóc dưới sàn

Google News

Khi con về làm dâu được 7 tháng thì báo tin có bầu. Cả nhà tôi rất vui mừng.

Sau đám cưới, con trai và con dâu ở thành phố đi làm, ở quê chỉ có 2 vợ chồng tôi sống với nhau. Do nhà chỉ có một đứa con trai dù biết con còn ham chơi hơn ham làm nhưng sau khi chúng làm đám cưới, vợ chồng tôi cũng cho con 1 khoản để mua nhà.

Con dâu tôi xuất thân từ miền quê nên cũng khá chịu thương chịu khó. Hàng ngày con đi làm văn phòng về là cơm nước cho chồng, dọn dẹp nhà cửa. Con cũng hay gọi điện về chuyện trò, thăm hỏi bố mẹ. Cứ khoảng 1-2 tháng, 2 con lại về quê 1 lần. Những lúc ấy con dâu nấu rất nhiều món ngon để thết đãi bố mẹ khiến chúng tôi rất vui.

Khi con về làm dâu được 7 tháng thì báo tin có bầu. Cả nhà tôi đều rất mừng. Biết sắp có cháu bế, tôi thường xuyên gửi đồ ngon, thuốc bổ xuống cho con dâu để an toàn vệ sinh thực phẩm.

Dù ở xa con dâu nhưng khi biết con có bầu, tôi thường xuyên gửi đồ cho ăn và nhắc tiêm chủng. (Ảnh minh họa)

Trước đây, thi thoảng tôi mới gọi điện cho con dâu hỏi thăm, còn hiện nay tôi kết nối với con thường xuyên hơn. Những câu chuyện của mẹ chồng con dâu nhà tôi nhắc nhiều về ăn uống trong thai kỳ, nhắc con tiêm chủng đúng lịch, vận động nhẹ nhàng để có thai kỳ khỏe mạnh, tăng cân vừa phải.

Biết con dâu trước khi mang thai đã bị viêm gan B tôi luôn nhắc con tiêm phòng đầy đủ trong thai kỳ để theo dõi sức khỏe và bảo vệ bé khỏi nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh. Con dâu cũng rất hiểu chuyện nên cũng chủ động phòng bệnh, hoàn thành các mũi tiêm chủng khi mang thai.

Đặc biệt những lần gọi điện thấy con trai thường xuyên đi làm về là nằm dài chơi game hay xem tivi mà tôi giận con. Tôi toàn bắt con dậy rửa bát, lau nhà, phơi quần áo cho vợ bầu nhưng nó làm trong miễn cưỡng hoặc cứ bảo để đó chút nữa làm mà chả biết sau có làm cho vợ không.

Thời gian gần đây, lần nào gọi cho con dâu cũng thấy con lúc bị thâm tím tay chân, lúc lại ở trán. Lo sợ con trai không tu chí làm ăn và chơi bời lại dám đánh cả vợ bầu, tôi hỏi ráo riết thì con dâu bảo không sao, chỉ do bụng bầu lớn, con lại hay bất cẩn sơ ý nên hay bị ngã, vập tay chân vào thôi.

Con lại lảng sang chuyện đang lo lắng vì bị nhiễm viêm gan B tức là máu đã có virus viêm gan B và có khả năng truyền sang con trong quá trình mang thai hoặc chuyển dạ nên ngay sau sinh bác sĩ sẽ bảo vệ trẻ sơ sinh bằng cách tiêm vắc-xin viêm gan B và Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B.

Thương và không yên tâm về con dâu đang ở những tháng cuối thai kỳ nên tôi nghỉ làm 1 -2 hôm đi 200km lên thành phố thăm. Nào ngờ vừa bước vào nhà, tôi đã nghe thấy tiếng con dâu bầu khóc tức tưởi dưới bếp. Bên cạnh là ngổn ngang xoong nồi, bát đũa đổ vỡ, lăn lóc. Con trai thì tức giận đang mắng vợ nó không ra gì.

Con dâu vừa khóc vừa kể lại mấy tháng nay chồng nó không tu chí làm ăn, suốt ngày ở nhà nằm ườn ra bắt vợ đi làm về hầu. Đã vậy nó còn hay bắt vợ đưa tiền để bù khú rượu chè với đám bạn trong khi con dâu đang tiết kiệm để sinh con. Lần này chồng bảo đưa 1,5 triệu nhưng con dâu không đưa nên nó bực tức ném bát đũa, xoong nồi lăn lóc tan tành cả gian bếp.

Con dâu bầu vừa khóc vừa kể lại mấy tháng nay chồng nó không tu chí làm ăn, suốt ngày ở nhà nằm ườn ra bắt vợ đi làm về hầu. (Ảnh minh họa)

Nhìn cảnh con trai có lớn mà không có khôn còn bắt nạt dâu bầu khiến tôi điên tiết cầm chổi vụt tới tấp và mắng con trai 1 trận rồi nắm tay dâu bầu:

“Đi, về nhà với mẹ. Về mẹ chăm sóc 2 mẹ con”.

Rồi tôi gọi taxi đưa con dâu bầu về quê ngay, mặc kệ con trai. Trước mắt tôi chỉ mong con dâu khỏe mạnh đủ tháng đủ ngày để vượt cạn. Đặc biệt, sau sinh, cháu tôi phải được tiêm phòng ngay để giúp bé bảo vệ khỏi virus viêm gan B. Không biết có chị em nào bị viêm gan B cũng tiêm phòng cho con như con dâu tôi không? Mũi này có hiệu quả không?

Mẹ bầu bị nhiễm viêm gan B phải bảo vệ con mới sinh khỏi viêm gan B như nào?

Phụ nữ bị viêm gan B vẫn có thể sinh con như bình thường. Nhiễm virus viêm gan B hầu như không gây ra bất kỳ vấn đề nào gây nguy hiểm cho bạn hoặc thai nhi trong khi mang thai. Điều quan trọng là bác sĩ phải được biết về nhiễm trùng viêm gan B của bạn để theo dõi sức khỏe và bảo vệ bé khỏi nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh.

Đối với các bà bầu bị nhiễm viêm gan B, điều này cho thấy trong máu đã có virus viêm gan B và có khả năng truyền sang con trong quá trình mang thai hoặc chuyển dạ.

Đối với các trường hợp này, bác sĩ sẽ bảo vệ trẻ bằng cách tiêm vắc-xin viêm gan B và Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B (Hepatitis B Immune Globulin, viết tắt là HBIG) ngay sau khi sinh. Những mũi tiêm ban đầu này sẽ giúp bé bảo vệ khỏi virus viêm gan B. Cả vắc-xin và immunoglobulin đều là những sản phẩm an toàn và hiệu quả do đó các bà mẹ bị viêm gan B có thể cho con bú an toàn, miễn là em bé đã được tiêm globulin miễn dịch và vắc-xin.

Ở các mũi tiêm tiếp theo, trẻ sẽ cần tiếp tục tiêm vắc-xin viêm gan khi được 6 tuần, 3 tháng và 5 tháng tuổi. Vắc-xin này bảo vệ được 95% trẻ tránh bị nhiễm viêm gan B.

Khi chín tháng tuổi, trẻ sẽ cần được xét nghiệm máu để kiểm tra hiệu quả bảo vệ chống lại viêm gan B hay trẻ đã bị nhiễm virus. Nếu trẻ chưa có kháng thể bảo vệ thì bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ tiêm thêm hai mũi vắc-xin viêm gan B.

THẢO NGUYÊN