Người càng tìm cảm giác vượt trội thực ra càng kém cỏi

Google News

Nhiều người không biết rằng, cảm giác vượt trội có được khi hạ thấp người khác sẽ chỉ bộc lộ sự nông cạn của chính người đó mà thôi. 

Một số người trong cuộc sống, rất muốn khoe khoang những gì mình có, hoặc là sự giàu có, địa vị hoặc danh tính của mình. Họ sẽ tìm mọi cơ hội để thể hiện sự độc đáo của bản thân.

Nhưng trên thực tế, cảm giác ưu việt bên ngoài này thường bộc lộ sự nông cạn bên trong của họ. Người ở cấp độ càng thấp thì cảm giác ưu việt càng rõ ràng.

Có câu nói rằng: "Mọi cảm giác ưu việt thực ra đều đến từ sự thiếu hiểu biết". Những thứ được thể hiện một cách khoa trương thường chỉ là sự che đậy cho sự cường điệu và trống rỗng của một người.

Có cô gái nọ khi đi ngang một cửa hàng sang trọng đã quyết định vào xem. Nhân viên bán hàng nhìn cô gái từ trên xuống dưới, sau đó làm ra tư thế trịch thượng. Thấy cô gái chưa có ý định rời đi, nhân viên bán hàng liền mang thêm một cốc nước.

"Tôi đủ, cảm ơn", cô gái lịch sự đáp.

Không ngờ nhân viên bán hàng lại nói: “Cô uống đi, không đủ tiền mua gì thì uống nước cho no là được!”

Có câu nói rằng: “Sự yếu đuối và ngu dốt không phải trở ngại cho sự sinh tồn mà chính là sự kiêu ngạo”.

Nhiều người thích đàn áp người khác để đạt được cảm giác tự mãn và ưu việt. Nhưng cảm giác ưu việt này không đến từ sự hoàn hảo của các điều kiện, mà chỉ đến từ sự thiếu sáng suốt và thiếu lòng từ bi. Cảm giác vượt trội có được khi hạ thấp người khác sẽ chỉ bộc lộ sự nông cạn của người đó mà thôi. 

Nếu bạn coi thường người khác thì người khác cũng sẽ coi thường bạn

Khi bạn cười nhạo khuyết điểm của một người, thực chất bạn đang trở thành trò cười trong mắt người khác.

Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Dương Giang đã nói: “Dù bạn có leo lên cấp độ nào trong cuộc sống thì cũng có những người ở dưới cầu thang nhìn lên bạn và có những người ở trên cầu thang nhìn xuống bạn”.

Những người thực sự có quyền lực không cần phải trang điểm cho mình bằng sự ưu việt bên ngoài. Họ có thể tiếp nhận những người tốt hơn mình và cũng có thể vui vẻ chấp nhận những người chưa bằng mình. Vì khác biệt về nguồn gốc, trí tuệ, môi trường trưởng thành nên mỗi chúng ta sẽ đạt đến những mức độ khác nhau. Chỉ khi hiểu được điều này thì bạn mới thực sự sống một cuộc sống minh bạch và tỉnh táo.

Cố thể hiện ra bên ngoài thực chất là thiếu sót từ bên trong

Cảm giác vượt trội không gì khác hơn là cảm giác thấp kém nhưng cố muốn thể hiện. Nhiều khi, chúng ta luôn thích cho người khác biết mình đã được đi những đâu, ăn những món gì, gặp những ai để chứng tỏ bản thân là người tài giỏi, hiểu biết.

Nhưng một người càng thích dùng chất bên ngoài để tẩy trắng thì bên trong càng bộc lộ sự trống rỗng. Những người đã nhìn thấy thế giới thường rất điềm đạm và đơn giản. Họ không cần ánh mắt ghen tị của người khác và có thể sống bình thản trong cuộc sống bình thường và giản dị.

Một khi một người sống một cuộc sống minh bạch, họ sẽ không tìm cảm giác ưu việt từ bên ngoài. 

Cái gọi là giáo dục thể hiện qua cách bạn đối xử với “những người không bằng mình”

Tác giả "Harry Potter" JK Rowling từng nói: “Thành tựu thực sự của một người không phụ thuộc vào cách người đó đối xử với những người có địa vị cao hơn mình, mà phụ thuộc vào cách họ đối xử với những người có địa vị thấp hơn mình”.

Mọi người sẽ chọn cách cải trang khi đối mặt với cấp trên, chức sắc và bạn bè của mình nhưng thường thì khi đối mặt với kẻ yếu, con người thật của một người sẽ lộ ra.

Người thực sự có văn hóa sẽ không khoe khoang địa vị của mình vì họ biết giá trị của bản thân và hiểu rõ vị trí của mình hơn ai hết. Vì vậy, người đó không cần phải đàn áp người khác để đề cao bản thân, không cần thiết xác định sự xuất sắc của bản thân qua con mắt ghen tị của bất kỳ ai khác. 

Con người có trình độ càng cao thì càng biết cách đối xử tử tế với mọi người xung quanh.

Lòng nhân ái từ sâu bên trong chính là sự đồng cảm

Có doanh nhân thành công nọ luôn giữ thói quen đặc biệt trong các tình huống xã hội. Bất cứ khi nào tham dự các sự kiện kinh doanh, ông luôn xuất hiện trong bộ vest đặt may riêng nhưng khi gặp lại các bạn học cũ, ông thường chọn mặc áo phông đơn giản.

Nhiều người tỏ ra bối rối trước sự biến đổi này và vị doanh nhân đã đưa ra lời giải thích:

“Điều kiện vật chất của hầu hết các bạn học cũ không bằng tôi, không phải vì họ không chăm chỉ hay kém may mắn. Tôi được sinh ra ở Thượng Hải và bố mẹ tôi là một trong những doanh nhân thành đạt đầu tiên ở Thượng Hải nên xuất phát điểm của tôi cao hơn nhiều bạn cùng lớp".

Nhờ tính cách khiêm tốn này mà ông và các bạn học cũ vẫn thân thiết cho đến ngày nay.

Người ta nói rằng, sự ấm áp giữa con người thường không phải những chuyện kinh thiên động địa mà là biết đặt mình vào vị trí của người khác, lòng tốt từ trái tim đến trái tim.

Con đường chúng ta đi càng rộng, chúng ta càng hiểu được cuộc sống phức tạp và vô cùng muôn màu muôn vẻ. Chúng ta không còn lợi dụng ưu thế bên ngoài để đả kích lòng tự trọng của người khác nữa; không coi người khác là thấp kém vì thân thể cao quý của mình. Đây  chính là lòng nhân ái sâu sắc nhất. 

Có câu: “Hầu như các loài hoa màu trắng trong tự nhiên đều rất thơm, nhưng những bông hoa có màu sắc tươi sáng thường không thơm đặc biệt”.

Người cũng như hoa. Người càng cao quý thì càng ít khi thể hiện sự vượt trội của mình. Đối xử với thế giới bằng trái tim bình đẳng là sự tôn trọng tốt nhất họ dành cho người khác và là sự thỏa mãn lớn nhất cho chính mình.

Trong suốt quãng đời còn lại, hy vọng tất cả đều có thể nhìn thấy sự thịnh vượng nhưng cũng giữ trong lòng mình sự khiêm tốn và bình thản. 

BẢO ANH.