Vừa mới nắng lên, vài giờ tới Hà Nội khả năng lại đón mưa to dồn dập
Cảnh báo Hà Nội đón cơn mưa lớn
Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết phát hiện thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho khu vực tỉnh Hòa Bình đang có xu hướng di chuyển và mở rộng sang khu vực nội thành thành phố Hà Nội
Cảnh báo khả năng xuất hiện trong khoảng từ 30 phút đến 3 giờ tới, vùng mây này gây mưa cho khu vực kể trên, sau đó sẽ lan sang các quận/huyện khác thuộc nội thành Hà Nội.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Cảnh báo mưa to. Ảnh minh họa.
Chuyên gia dự báo đợt nắng nóng gay gắt sắp tới
Trao đổi với Sức khỏe & Đời sống TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai cho biết, Bắc Bộ và Trung Bộ chuẩn bị bước vào đợt nắng nóng gay gắt kéo dài từ ngày 5/8 đến hết 10/8.
Miền Bắc
Khu vực Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ, ven biển Bắc Bộ nắng nóng gay gắt từ ngày 7/8 đến hết ngày 11/8 với nền nhiệt khí tượng có thể lên đến 37 độ C. Nhiệt độ cảm nhận có thể hơn 40 độ C do độ ẩm không khí cao.
Bắc Trung Bộ
Nắng nóng từ 5/8 đến ngày 11/8 và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt lên đến 37-38 độ C vào giai đoạn cuối đợt nóng do gió Tây Nam (gió Lào) thổi mạnh. Trung Bộ và Nam Trung Bộ ban ngày nắng nóng 36-37 độ C, nền nhiệt thực tế ngoài môi trường có thể lên tới 39 - 40 độ C. Buổi chiều có xuất hiện mưa dông phát triển từ phía Tây.
Nam Trung bộ
Dự báo nắng nóng ở khu vực Trung và Nam Trung bộ có khả năng kéo dài trong những ngày sắp tới và có xu hướng mở rộng lên khu vực Bắc Trung bộ.
Trong hai ngày 4 và 5/8, khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Cơ quan khí tượng này đưa ra cảnh báo, do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nguy cơ xảy ra cháy rừng.
Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Khoảng 4-6 cơn bão sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN) cho biết hiện tượng ENSO, chỉ sự nóng lên, lạnh đi dị thường của nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực xích đạo phía đông và trung tâm Thái Bình Dương ở trạng thái trung tính. Sau đó ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina trong ba tháng 8-10 với xác suất khoảng 70%.
IMHEN nhận định từ nay đến tháng 10, có 7-8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và 4-6 cơn ảnh hưởng Việt Nam. Con số này nhiều hơn giai đoạn trước. Tháng 8-10 thời kỳ 1991-2020 mỗi năm có khoảng 6 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó 3-4 cơn ảnh hưởng đến Việt Nam.
"Trong ba tháng tới, tổng lượng mưa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ xấp xỉ trung bình nhiều năm, riêng Trung Bộ sẽ cao hơn. Cần đặc biệt đề phòng mưa lũ, ngập lụt ở Bắc Bộ và Trung Bộ trong những tháng tới", IMHEN cảnh báo.
Mưa lũ gây ngập ở huyện Chương Mỹ, tháng 7/2024. Ảnh: Gia Chính
Nhận định ENSO chuyển sang La Nina với xác xuất 70%, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho rằng trong ba tháng tới Biển Đông có khả năng xuất hiện 6-8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-4 cơn vào đất liền. Rất có thể bão, áp thấp hình thành ngay trên Biển Đông, di chuyển nhanh vào bờ.
Do bão dồn dập, cơ quan khí tượng dự báo tổng lượng mưa tháng 9 ở Bắc Bộ phổ biến cao hơn 5-15%, tháng 10 cao hơn 10-30%.
Trung Bộ ba tháng tới lượng mưa phổ biến cao hơn 10-30%. Riêng tháng 9-10, khu vực này xuất hiện các đợt lũ, đỉnh lũ ở hạ lưu sông chính lên báo động 1-2; sông nhỏ lên báo động 2-3 (cao nhất là báo động 3). Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, thành phố lớn; lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi.
Người dân ngoại thành Hà Nội cõng con qua đường ngập đến trường ngày 25/7. Ảnh: Gia Chính
Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 104 người chết, mất tích, phần lớn do sạt lở đất, lũ quét. Thiệt hại vật chất ước tính 2.000 tỷ đồng. Con số này cao hơn hẳn 7 tháng đầu năm 2020 với 53 người chết, chủ yếu do giông, sét. Cả năm 2021 số người chết do thiên tai là 101, năm 2023 là 131.
Ngày 4/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành công điện yêu cầu các tỉnh thành, bộ ngành chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoàn thiện phương án ứng phó với từng loại hình thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, sạt lở đất.
"Các tỉnh cần rà soát, xác định khu vực nguy hiểm, nhất là sườn dốc có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét; khu vực ven sông, suối có thể ngập sâu để chủ động tổ chức di dời người, tài sản. Với những nơi chưa đủ điều kiện di dời ngay phải có phương án chủ động sơ tán khi có tình huống thiên tai", công điện nêu.
Dân quân tự vệ giúp người dân ngoại thành Hà Nội di tản đồ đạc trong đợt lũ cuối tháng 7 đầu tháng 8/2024. Ảnh: Gia Chính
Bộ Tài nguyên và Môi trường được yêu cầu nâng cao chất lượng dự báo, thông tin kịp thời để cơ quan chức năng và người dân nắm được tình hình thiên tai. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc các địa phương trong việc phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
Các bộ Công Thương, Giao thông Vận tải, Quốc phòng, Công an theo chức năng nhiệm vụ chủ động ứng phó, hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống thiên tai xảy ra.
Thủy điện Thác Bà mở cửa xả do lũ dâng cao
Chiều 4/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện gửi Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà về việc mở 1 cửa xả mặt hồ thủy điện Thác Bà ứng phó với mưa lũ.
Theo đó, hồi 12h ngày 4/8, mực nước thượng lưu hồ Thác Bà ở cao trình 57,35m, lưu lượng đến hồ 750m3/s, lưu lượng xả 265m3/s.
Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lệnh Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà mở 1 cửa xả mặt hồ thủy điện Thác Bà vào hồi 19h ngày 4/8.
Nhà máy thủy điện Thác Bà xả lũ.
Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, an toàn công trình, lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu hồ chứa kịp thời báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai) và các cơ quan liên quan theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng có công văn gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Thác Bà.
Theo đó, đề nghị các địa phương nêu trên thông báo ngay đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông, cơ sở nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải thủy, bến đò ngang, đò dọc, rà soát đảm bảo an toàn các công trình đang thi công, các hoạt động khai thác tập kết, trung chuyển cát sỏi biết thông tin hồ thủy điện Thác Bà xả lũ để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản.
Địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với chủ hồ có giải pháp an toàn đối với người dân hiếu kỳ đến gần khu vực xem xả lũ. Báo cáo và đề xuất kịp thời phương án xử lý các tình huống bất thường có thể xảy ra trong quá trình xả lũ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hôm nay (4/8), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Nam Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 7h - 15h ngày 4/8 có nơi trên 70mm như: Minh Tiến (Yên Bái) 104.4mm, Đắk Môl 2 (Đắk Nông) 76mm, Hội An (An Giang) 120.2mm, Cao Lãnh (Đồng Tháp) 104.4mm, Khánh An (Cà Mau) 93.6mm,…
Dự báo chiều tối và đêm 4/8, ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm.
Chiều tối và đêm 4/8, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị.
Mực nước hạ lưu sông Hồng đang lên và hạ lưu sông Lô đang biến đổi chậm ở dưới mức báo động1; lưu lượng đến hồ Hòa Bình trên sông Đà đang biến đổi chậm và dao động theo quá trình điều tiết, vận hành của thủy điện Sơn La.
Cơ quan khí tượng cảnh báo, lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, làm một phần bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập, ảnh hưởng tới các hoạt động như giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các hoạt động kinh tế-xã hội vùng hạ lưu sông Lô và sông Hồng- Thái Bình.
Những ngành đại học ở TP.HCM có mức học phí "dễ thở" nhất năm học 2024-2025
Theo công bố trong kế hoạch tuyển sinh của các trường đại học (ĐH) tại TP.HCM, học phí năm học 2024-2025 tới đây của hầu hết các trường ĐH dự kiến đều tăng. Mức tăng khoảng 8-15% so với năm học trước và trong định mức theo quy định.
Tuy nhiên, đa số các trường ĐH tại TP.HCM hiện nay đều đã thực hiện theo cơ chế tự chủ nên mức thu học phí khá cao. Cạnh đó, mỗi trường ĐH tại TP.HCM đều có nhiều chương trình đào tạo khác nhau nên dự kiến học phí cũng khác nhau.
Trung bình, học phí các ngành ĐH ở hệ đại trà (hoặc gọi là chương trình chuẩn, chương trình tiếng Việt…) dao động từ 24 đến 40 triệu đồng/năm học (10 tháng). Có những ngành học đặc thù như ở khối y dược mức học phí trung bình từ 40 đến hơn 80 triệu đồng/năm học.
Còn với chương trình khác như chất lượng cao, liên kết quốc tế…, học phí có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/năm học.
Ngược lại, đối với những trường ĐH chưa thực hiện cơ chế tự chủ hoặc với những ngành học đặc biệt được áp dụng chính sách thu hút người học cũng sẽ được hỗ trợ thu mức học phí thấp hơn.
Cụ thể như theo công bố dự kiến của Trường ĐH Tài nguyên môi trường TP.HCM cho năm học 2024-2025, mức học phí các ngành quản trị kinh doanh và Bất động sản dự kiến từ 14,1 triệu đồng/năm học. Các ngành còn lại từ 15,2 đến 16,4 triệu đồng/năm học.
Chi tiết học phí từng ngành như sau:
Tại Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, trường dự kiến mức học phí chung khoảng 15 triệu đồng/năm học.
Còn tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, mức học phí hiện nay trường đang thu từ 11.858.000 đồng đến 35.695.000 đồng/sinh viên/năm học. Trong đó các ngành có học phí thấp thuộc nhóm chương trình đại trà. Riêng chương trình tiên tiến sẽ từ 34-40 triệu đồng/năm học, tùy khóa tuyển sinh và nhóm ngành học.
Trường ĐH Mỹ Thuật TP.HCM, học phí hiện nay đang thu là 12 triệu đồng/năm học với sinh viên ĐH chính quy ở tất cả các ngành học.
Tương tự, cũng thuộc nhóm trường chưa tự chủ, Trường ĐH Kiến Trúc TP.HCM có học phí các chương trình đại trà hiện nay khoảng từ hơn 13 triệu đồng đến hơn 18 triệu đồng/năm học.
Ngoài ra, là một trong những trường đã chuyển sang cơ chế tự chủ từ ba năm nay, Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) không còn phụ thuộc ngân sách nhà nước nên học phí khá cao với những khóa tuyển sinh mới. Trong đó, nhóm ngành đào tạo theo chương trình chất lượng cao như Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Du lịch, học phí lên đến khoảng 60 triệu đồng/năm học.
Tuy nhiên, đối với các ngành học cơ bản rất cần thiết nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh nếu duy trì mức thu học phí theo cơ chế tự chủ như các ngành học khác.
Do đó, theo trường, giải pháp cho những ngành này là được ĐH Quốc gia TP.HCM trong các nguồn điều tiết của mình sẽ hỗ trợ cho sinh viên các ngành khoa học cơ bản với mức học phí mềm hơn. Cụ thể là các ngành Triết học, Tôn giáo học, Lịch sử, Địa lý học, Thông tin - thư viện, Lưu trữ học, Nhân học, học phí dự kiến khoảng 7.150.000 đồng/học kỳ (tương đương 473.000đ/tín chỉ).
Ngành Ngôn ngữ Italia, Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Ngôn ngữ dự kiến khoảng 8.580.000 đồng/học kỳ (tương đương 561.000 đ/tín chỉ) ở năm học 2024-2025.
H.A