Vợ kém 15 tuổi của NSND Công Lý khoe mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, bàn thờ đẹp nhưng có thứ gây tranh cãi

Google News

Cỗ cúng được Ngọc Hà chuẩn bị chu đáo với gà buộc cánh tiên cùng nhiều món ăn ngon.

Vừa qua, NSND Công Lý đã trở lại với Táo Quân 2023 khiến nhiều khán giả vui mừng, trong khi Ngọc Hà - bà xã nam danh hài tâm sự cô đã rớt nước mắt khi nhìn chồng từ trong cánh gà. Sau những tất bật khi chăm chút cho chồng đi diễn, mới đây vợ kém 15 tuổi của Công Lý tiếp tục chăm chút cho tổ ấm của 2 người và chuẩn bị cho ngày Tết.

Mới đây cô khoe mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sớm. Nữ phóng viên bày tỏ: "Tiễn ông Táo về chầu trời! Nguyễn Công Lý". Dù ngày lễ này năm nay rơi vào thứ Bảy nhưng không đợi đến cuối tuần, ngày 22 âm lịch Ngọc Hà đã khoe cỗ cúng nhà mình. Lễ vật được cô chuẩn bị rất chỉn chu, nhiều món ngon, sắp xếp bàn thờ đẹp mắt.

Bà xã trẻ của Công Lý vừa đảm đương việc chăm sóc chồng, hỗ trợ anh trong công việc vừa chu toàn việc gia đình. 

Mỗi dịp lễ Tết, cô đều khoe mâm cỗ cúng được chuẩn bị theo đúng truyền thống. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo năm nay cũng được Ngọc Hà làm đẹp mắt.

Trong đó không thể thiếu gà luộc buộc cánh tiên được ngậm hoa hồng, giúp cỗ cúng trông vừa thật bắt mắt, vừa trang trọng.

Các món ăn được vợ chồng Công Lý dâng lên gồm xôi gấc, bánh bao chiên, nem rán, tôm nướng, rau cải xào nấm, canh bóng, món hầm, rau sống...

Rất nhiều người đã khen mâm cỗ nhà Công Lý - Ngọc Hà nhìn ấm cúng, chỉn chu. BTV Thụy Vân khen cô em họ xinh đẹp: "Chu đáo, đảm đang luôn là em tôi".

Không ít dân mạng khen Ngọc Hà bày biện đẹp mắt, tinh tươm. Tuy nhiên cũng có người tranh cãi rằng không nên thờ hoa lan. Nhiều người tin rằng đây là loài hoa cao quý nên thường mua về để dâng lên bàn thờ. Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm cho rằng chữ “phong” trong cái tên “phong lan” gợi đến sự phong tình, phóng đãng nên thường không nên dùng để dâng Phật, kính tổ.

Ngoài ngày ông Công ông Táo, những ngày lễ khác như rằm, mùng 1 cũng được vợ Công Lý chú trọng. Mùng 1 của tháng cuối cùng trong năm, cô sắp lễ gồm bánh chưng, khoanh giò cùng nhiều hoa quả và các lễ vật quan trọng khác.

Một ngày mùng 1 khác, nữ phóng viên 8x cúng gà luộc cánh tiên, xôi gấc, hoa quả, tiền vàng, rượu nước đầy đủ.

Năm ngoái, Ngọc Hà cũng cúng sớm. Cỗ cúng cô khoe gồm rất nhiều món như xôi gấc, bánh chưng, nem rán, giò lụa, súp lơ luộc, canh xương, hoa quả. Các món ăn được đựng vào bộ bát đĩa hình cánh hoa trông sinh động và ấm cùng. Đặc biệt, mâm cỗ của Ngọc Hà còn được tỉa tót, trang trí vô cùng đẹp mắt.

Tham khảo một số cách buộc gà cúng đẹp"

1. Cách buộc gà cúng kiểu gà chầu

Cách làm này tương đối phức tạp và tốn khá nhiều thời gian để tạo hình. Thường thì, trong các dịp lễ quan trọng hoặc cúng Giao thừa mới sử dụng cách buộc gà cúng đẹp mắt này. Điều này xuất phát từ quan niệm dân gian rằng, gà sẽ về chầu trời và kể lại toàn bộ sự việc đã xảy ra trong 1 năm qua, cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa,…

Để buộc gà cúng kiểu gà chầu, bạn dùng dao loại nhỏ, rạch nhẹ một đường 2 bên cổ gà gần mép miệng. Rồi nhét 2 cánh vào sao cho phần đầu cánh thò ra bên ngoài miệng. Đầu gà được cố định thẳng nhờ vào 2 cánh, nên chỉ cần dùng dây buộc cho 2 chân gà khép sát vào thân là được.

2. Cách buộc gà cúng cánh tiên

Cách buộc gà cúng đẹp này khá quen thuộc, được sử dụng rất phổ biến trong các dịp lễ, Tết. Gà sau khi đã làm sạch sẽ thì tiến hành tạo hình. Để tạo hình, người ta buộc dây lạt cố định, giúp khi luộc không bị biến dạng hay méo mó.

Đầu tiên, dùng dao khứa nhẹ cánh rồi đan 2 cánh gà lại. Tiếp tục, cho 2 phần khớp chạm nhau để xòe ra như hình cánh tiên, cài đầu gà nhét vào giữa, rồi cùng dây lạt buộc cố định. Sau đó, dùng dao khứa vào chân gà, rồi cài khéo léo giấu chân vào trong bụng. Chú gà đầu ngẩng cao và 2 cánh xòe ra đều nhau – trông như đang ngồi với dáng vẻ tự nhiên nhất. Vậy là xong cách buộc gà cúng cánh tiên vô cùng đẹp mắt.

3. Cách buộc gà cúng đẹp kiểu gà quỳ

Cách buộc gà cúng đẹp kiểu gà quỳ giúp dáng gà luộc trông tự nhiên và nhìn rõ được đầy đủ đầu, cánh chân kiểu cánh tiên vàng óng. Gà đặt trên mâm cũng sẽ có phần to hơn, trông bắt mắt hơn.

Khứa nhẹ khớp rồi bẻ quặp 2 chân gà ra phía sau, dùng dây buộc cố định để tạo dáng đang quỳ tự nhiên. Cố định thẳng đầu và khép 2 cánh vào sát sườn bên gà là bạn đã hoàn thành xong cách tạo dáng gà quỳ.

4. Cách buộc gà cúng đẹp kiểu gà bay

Kiểu buộc gà cúng này khá đơn giản và dễ dàng thực hiện với cả cô gái không mấy rành chuyện bếp núc. Gà cúng tạo dáng kiểu gà bay thường được sử dụng khá nhiều trong các dịp giỗ ông bà.

2 cánh gà được bẻ nhẹ nhàng và vắt ngược lên phía lưng. Sau đó, dùng dây buộc cố định ở phần khớp xương cánh lên phần đầu gà. Phần chân xếp lại con gàng, giữ cho phần đầu luôn hướng về phía trước, dựng thẳng lên đẹp mắt. Lưu ý, không nên buộc dây quá chặt, vì sẽ xem rách cánh, hoặc sau khi luộc gà cúng xong sẽ in dấu dây không đẹp mắt.

LINH SAN