“Đột nhập” xưởng rèn mã tấu chém được cả sắt
Với kỹ thuật rèn mã tấu vô cùng phức tạp, mã tấu Bảo An trở thành thương hiệu nổi tiếng, mang lại nguồn thu nhập chính cho dân tộc này. Nguyên Thảo
|
Rèn mã tấu là nghề gia truyền lâu đời của dân tộc Bảo An thuộc huyện Tích Thạch Sơn, tỉnh Cam Túc, phía Tây Bắc của Trung Quốc. Với kỹ thuật rèn mã tấu vô cùng độc đáo, mã tấu Bảo An trở thành thương hiệu nổi tiếng và mang lại nguồn thu nhập chính của người dân tộc này. |
|
Năm 2006, mã tấu Bảo An được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Trung Quốc. |
|
Dân tộc Bảo An có lịch sử lâu đời trong nghề rèn mã tấu, xuất hiện vào triều đại nhà Nguyên. Mã tấu Bảo An hết sức tinh xảo, có thể cắt được cả kim loại như sắt. |
|
Kỹ thuật chế tác mã tấu Bảo An vô cùng phức tạp nên hầu như không có hàng giả. Quá trình chếc tác mã tấu Bảo An gồm hơn 80 công đoạn, ít nhất cũng phải 30 - 40 công đoạn để hoàn thành một thanh mã tấu. |
|
Đầu tiên, người thợ phải nện búa rèn liên tục và đều tay. Sau đó còn rất nhiều công đoạn khác yêu cầu người thợ phải xử lý tỉ mỉ như trang trí, đánh bóng, chạm khắc. |
|
Cận cảnh thanh mã tấu mới ra lò. |
|
Người thợ đang đánh bóng một thanh mã tấu. |
|
Người thợ đang chế tác các phụ kiện của thanh mã tấu. |
|
Ma Dexiang, nghệ nhân rèn mã tấu Bảo An kỳ cựu đang kiểm tra chất lượng của một thanh mã tấu mới được rèn xong. |