Không chỉ tại Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh mà nhiều thành phố khác trên thế giới cũng phải đối mặt với vấn đề “mất vỉa hè”. Đặc biệt tại Bangkok, thủ đô Thái Lan, phần lớn vỉa hè đã trở nên không phù hợp cho người đi bộ, theo nghiên cứu năm 2016 của trường đại học Chulalongkorn nước này.
|
Vỉa hè Thái Lan lộn xộn với cả người đi bộ và người đi xe máy |
Nghiên cứu khảo sát 965 con đường giao thông ở Bangkok. Kết quả là chỉ 134 vỉa hè có thể phù hợp cho việc đi bộ, theo Bangkok Post.
Điều này có nghĩa là 831 vỉa hè khác có vẻ như không còn dành cho người đi bộ.
Cũng theo báo Thái Lan, vấn đề lấn chiếm vỉa hè đã được cải thiện trong những năm gần đây ở Bangkok. Tuy nhiên, cảnh tượng vỉa hè lồi lõm, xe máy lao lên vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè… vẫn có thể dễ dàng bắt gặp trên đường phố thủ đô Thái Lan.
|
Cảnh tượng này xuất hiện nhiều đặc biệt trong giờ cao điểm |
Giống như ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, tại Bangkok, nhiều người dân sử dụng xe máy làm phương tiện giao thông chính. Trong những trường hợp “bí bách” như tắc đường, muộn giờ, có vẻ như người dân Bangkok cũng không hề ngại ngần lao lên vỉa hè tìm đường nhanh nhất.
Bên cạnh xe máy, người đi bộ trên vỉa hè Bangkok cũng phải đặc biệt chú ý tới “hố đen tử thần”.
Cuối những năm 1990, khi một thống đốc Bangkok quyết định đi khảo sát đường phố và vỉa hè thành phố, ông đã có được câu trả lời.
Ông vô tình rơi xuống một cái hố trên vỉa hè và các trợ lý đã phải cùng nhau kéo ông lên, theo Bangkok Post.
|
831 vỉa hè ở Bangkok có vẻ như không còn dành cho người đi bộ |
Không chỉ vị thống đốc Bangkok kể trên mà rất nhiều người dân thành phố cũng có trải nghiệm đáng nhớ với hố trên vỉa hè. Vài năm trước, một cựu nhà báo của Bangkok Post đang đi bộ về nhà thì một chiếc xe tải lao tới. Ông tránh xe tải và vô tình ngã vào một cái hố bên đường. Vụ tai nạn khiến ông bị gãy tay.
Ngày nay, các “hố tử thần” như vậy vẫn tồn tại trên vỉa hè Bangkok, sẵn sàng “bẫy” người dân bất cứ lúc nào. Bangkok Post nhận định hố đen được coi là kẻ thù nguy hiểm nhất với người đi bộ.
Ngoài ra, các vật cản khác trên vỉa hè Bangkok bao gồm: hàn kim loại giữa vỉa hè, nhà hàng chiếm vỉa hè để rửa chén bát, đại lý bán xe máy bày xe đầy vỉa hè, quán bar trên vỉa hè, và cuối cùng là các biển hiệu lấn chiếm khổng lồ ngăn cản lối đi trên vỉa hè nhỏ hẹp.
Những bức ảnh do Bangkok Post đăng tải cho thấy sự lộn xộn trên vỉa hè của thành phố - một hình ảnh khá tương đồng với vỉa hè ở các thành phố lớn của Việt Nam.
|
Không có vỉa hè, người dân buộc phải đi bộ dưới lòng đường |
|
Hàng hóa của người phụ nữ này được bày tràn lan, che lấp toàn bộ vỉa hè |
|
Ngoài ra còn rất nhiều vật cản |
|
...như biển hiệu lấn chiếm |
|
Hố trên vỉa hè được cảnh báo bằng gậy treo túi nylon |
|
Dây điện chằng chịt |
|
Một hình ảnh khác về vỉa hè Bangkok |
Theo Trà My - Bangkok Post/Dân việt