Đây là việc làm, thậm chí là thói quen mà bất cứ ai trong chúng ta cũng từng làm hoặc đang làm. Tưởng không ảnh hưởng nhưng thực ra rất có hại cho sức khỏe.
Bác sĩ khoa Tai Mũi Họng – Không lấy ráy tai
Theo GS. TS Phạm Kiên Hữu (Trưởng khoa Tai Mũi Họng – BV ĐH Y dược TP. HCM) nhấn mạnh: Không bao giờ được lấy ráy rai. Bởi, việc này sẽ làm da trong ống tai bị tổn thương, khiến môi trường axit và sự khô ráo trong ống tai không còn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn viêm rai rữa phát triển. ‘Lấy ráy tai là lấy đi lớp bảo vệ, làm tổn thương da và tạo môi trường cho vi trùng trong tai phát triển’, BS. Hữu nhận định.
Việc lấy ráy tai có thể gây nhiễm trùng. ‘Đừng nghĩ nhiễm trùng tai là đơn giản, đôi khi nó có thể gây chết người nếu chúng ta chủ quan’, BS. Hữu cho biết.
Ngoài ra, lấy ráy tai còn có thể dẫn tới bị điếc, nhiễm trùng não… cái nào cũng đều nguy hiểm. Do đó, bác sĩ khuyên tốt nhất bạn hãy để tai tự làm sạch, không lấy ráy tai.
Bác sĩ khoa ung thư – Không ăn thực phẩm bị mốc
Các bác sĩ ung thư nếu thấy đồ bị mốc dù chỉ chút xíu cũng sẽ bỏ đi ngay không ngại ngần. Tuy nhiên, nhiều người lại giữ thói quen thấy đồ mốc thì cắt bỏ chỗ mốc rồi ăn phần còn lại mà không biết nó vô cùng nguy hiểm. Bởi, đồ mốc sẽ tạo ra aflatoxin. Đây là một chất độc gây ngộ độc cấp tính, có thể dẫn tới tử vong, gây ung thư. Ngay cả khi bạn đã cắt phần bị mốc thì chất độc này vẫn còn trong đó. Vì vậy, khi ăn vào, chúng sẽ tích lũy dần dần rồi cuối cùng gây ung thư, nhất là ung thư gan.
Đáng sợ hơn, chất độc này dù có đun sôi cũng không thể loại bỏ hết được. Do đó, chỉ có một cách là bạn vứt ngay đồ mốc đi, dù chỉ dính tí xíu mốc cũng đừng ăn. Tiếc của rồi lại hại thận đó.
Bác sĩ khoa thận – Không nhịn tiểu
Theo các bác sĩ khoa thận, việc nhịn tiểu có thể gây suy giảm khả năng chống viêm của chính nó. Từ đó dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang. Lâu dài, bạn có thể bị hỏng chức năng thận, suy thận và làm tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang.
Ngoài ra, đi tiểu cũng là một cách bài trừ độc tố trong cơ thể. Nếu bạn nín nhịn lại, độc tố có thể quay ngược trở lại và gây hại cho gan, thận.
Bác sĩ chấn thương chỉnh hình – không ngồi ghế sofa
Ghế sofa êm, ngồi rất thích, đỡ đau mông, thích hợp để ngồi trò chuyện. Ngày nay trong phòng khách của gia đình nào cũng đều có sự hiện diện của nó. Vậy nhưng các bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình lại rất sợ loại ghế này. Bởi, nó quá mềm nên nếu ngồi lâu trong thời gian dài rất dễ bị tổn thương cột sống.
Dần dà, bạn có thể bị gù, còng lưng và gặp nhiều bệnh lý khác. Vì thế, thay vì ngồi ghế sofa thì bạn ngồi trên các loại ghế cứng ấy, tuy là tức thời không thoải mái dễ chịu bằng nhưng có lợi cho xương sống. Tất nhiên, sofa bạn vẫn có thể ngồi nhưng đừng ngồi lâu, ngồi nhiều, thường xuyên.
Bác sĩ nhi khoa – Không cho trẻ dưới 3 tháng tuổi ăn cơm
Khi bé dưới 3 tháng tuổi, dịch amylase tiết ra rất ít. Vì thế, cho trẻ ăn cơm lúc này rất dễ bị khó tiêu. Trong giai đoạn 3 tháng đầu đời này chỉ nên cho bé ăn sữa mẹ, tuyệt đối không cho trẻ đụng tới đồ ăn của người lớn.
Bác sĩ tim mạch – Không vận động mạnh sau khi bị cảm
Nhiều người sau khi bị sốt, cảm vẫn vận động mạnh cho ra mồ hôi để cảm thấy dễ chịu. Thế nhưng thực tế là sau khi bị cảm lạnh, cơ thể đang đẩy nhanh quá trình trao đổi chất để bù lại cho những ngày ốm. Nếu lúc này bạn còn vận động mạnh thì sẽ làm tăng nhiệt độ và tiêu hao phần lớn năng lượng của cơ thể. Hệ quả là bạn càng cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu hơn. Điều này rất nguy hiểm vì có thể gây viêm cơ tim, suy tim, thậm chí là đột tử. Tất nhiên, bạn cũng vẫn có thể tập nhưng chỉ là vận động nhẹ nhàng là được.
Bác sĩ tiêu hóa – Không uống trà đậm và espresso
Các bác sĩ nói rằng họ sẽ không đụng tới 2 loại nước uống này vì nó gây trào ngược dạ dày, làm tăng axit dạ dày khiến thực quản bị ăn mòn. Lâu dần, nó còn có thể gây kích ứng cho thực quản và cổ họng, cuối cùng dẫn tới bệnh ung thư thực quản. Do đó tốt nhất bạn chỉ nên uống nước lọc.
Bác sĩ da liễu – Không tẩy da chết mỗi ngày, không lạm dụng sản phẩm làm trắng da
Các bác sĩ cho biết, da có hệ thống bảo vệ riêng. Vì thế, bạn không cần thiết phải tẩy da chết hàng ngày. Bởi việc này sẽ phá hủy hệ thống bảo vệ và khiến da bị tổn thương. Còn với các sản phẩm làm trắng thì thường chứa chất tẩy rửa mạnh và huỳnh quang. Nó rất dễ gây dị ứng. Do vậy, các bác sĩ khuyên bạn nên đeo kính râm, đội mũ và mặc đồ chống nắng mỗi khi ra khỏi nhà là biện pháp tốt nhất.
Bác sĩ răng miệng – Không mở chai bằng răng
Rất nhiều người có thói quen dùng răng xé nhãn mác trên quần áo, túi kẹo, snack, mở chai bia, thực phẩm cứng… Thế nhưng đây là những thứ có thể gây hại nghiêm trọng cho răng. Nó khiến răng bị sứt mẻ, làm hỏng răng cửa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng.
Chuyên gia huyết học – Không nhuộm tóc nhiều
Báo cáo từ năm 1999 của khoa Huyết học (BV Thượng Hải) cho biết: Những người hay nhuộm tóc liên tục thì dễ bị mắc chứng giảm tiểu cầu, có vài bạch cầu xuất hiện bất thường trong hồng cầu.
Bên cạnh đó, nhuộm tóc cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư bàng quang. Do đó, nhuộm tóc đẹp thì đẹp thật nhưng chẳng tốt cho sức khỏe. Nếu vẫn muốn nhuộm thì không được phép quá 2 lần/năm.
Dược sĩ – Không lạm dụng thuốc
Không ít người cứ hơi mệt, ốm tí là mua thuốc về uống, xem thuốc như giải pháp cứu nguy, có người còn uống nhiều hơn số thuốc quy định vì nghĩ thế sẽ làm bệnh nhanh lành, nhất là thuốc cảm cúm. Tuy nhiên, loại thuốc này có chứa acetaminophen. Đây là một chất có thể tác động đến thân nhiệt và giảm đau. Nếu dùng liên tục có thể gây tổn thương gan và viêm mô gan. Do đó, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và chỉ dùng đúng số liều quy định.
Theo Thạch Thảo/ Khoevadep