3 bộ phận chứa nhiều chất độc trên con tôm
Đầu tôm
Vùng đầu chứa rất nhiều cơ quan nội tạng của con tôm. Đó là lý do vì sao sau khi được nấu chín, đầu tôm xuất hiện nhiều chất màu đen.
Bên cạnh đó, đầu tôm cũng là nơi chứa chất thải, dễ tích tụ nhiều kim loại nặng, trong đó có cả asen. Đây là một chất có độc tính mạnh, có thể gây ra dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Vì vậy, khi sơ chế, chúng ta cần loại bỏ đầu tôm để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, khi mua tôm bạn cũng nên chú ý quan sát phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển màu đen rõ rệt, tốt nhất không nên mua vì loại tôm này có khả năng nhiễm khuẩn và chứa nhiều chất độc hại.
Vỏ tôm
Nhiều người cho rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi, tốt cho xương. Tuy nhiên, sự thật là vỏ tôm không hề chứa canxi. Thành phần chính của vỏ tôm là chitin - một dạng polymer giúp phần vỏ trở nên cứng cáp. Do đó, ăn nhiều vỏ tôm cũng không mang đến lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, vỏ tôm rất khó tiêu, ăn nhiều có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trẻ nhỏ ăn vỏ tôm rất dễ bị hóc.
Đường chỉ đen trên lưng tôm
Mỗi con tôm đều có một đường chỉ nằm ngay vùng lưng (thường được gọi là chỉ tôm). Đây chính là đường tiêu hóa của con tôm, chứa dạ dày và đại tràng. Ăn đường chỉ tôm không gây hại nhiều đến sức khỏe bởi các vi khuẩn đều được tiêu diệt khi nấu ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, loại bỏ chỉ tôm trước khi nấu sẽ giúp món ăn đảm bảo vệ sinh, đem lại cảm giác ngon miệng hơn.
Bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng nhất của con tôm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguồn canxi của tôm chủ yếu tập trung ở phần thịt, chân và càng.
Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý, chỉ ăn tôm khi đã được nấu chín kỹ. Dù rất bổ dưỡng nhưng không nên ăn tôm với số lượng lớn trong một bữa. Không nên ăn tôm cùng với nước hoa quả lạnh hoặc rượu bia. Sau khi ăn tôm không nên uống trà.
Theo Khoevadep