Trong cuộc sống, chúng ta chắc chắn sẽ gặp một số va chạm mạnh để lại sẹo, vết cắt hoặc trầy xước, vết thương do phẫu thuật...Một số vết sẹo không rõ ràng, chúng sẽ tự lành, phục hồi sau một thời gian. Nhưng một số vết sẹo rất dễ thấy, nhô ra khỏi bề mặt da, thậm chí ảnh hưởng đến vẻ ngoài.
Trong những trường hợp bình thường, các vết sẹo hầu như không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn có thể không biết rằng trong những điều kiện nhất định, những vết sẹo cũ có nguy cơ trở thành ung thư.
|
Ảnh minh họa. |
Theo các chuyên gia y tế, da được chia thành ba lớp từ ngoài vào trong, lớp ngoài cùng là biểu bì, tiếp đến là hạ bì và cuối cùng là mô dưới da. Sau khi da bị tổn thương, nó sẽ tự mở cơ chế sửa chữa để thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Khi lớp hạ bì và mô dưới da bị tổn thương, mô sẹo sẽ dễ dàng hình thành trong quá trình sửa chữa. Một khi cơ thể bị thương, các nguyên bào sợi và mao mạch xung quanh tiếp tục lấp đầy vùng bị thương bằng collagen fibrin, không thể phục hồi vùng bị thương về trạng thái ban đầu, dẫn đến sẹo.
Những vết sẹo nào có nguy cơ trở thành ung thư?
1. Sẹo do bỏng nặng
Da bị bỏng sâu, bỏng nặng thì mô da khó tái tạo và thường bị mô sẹo phục hồi. Đây là loại sẹo không đồng đều, không có tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn xung quanh, không có lông mọc nên có thể bị khô, ngứa và đóng vảy. Trong trường hợp nặng, nó có thể bị lở loét và nhiễm trùng. Chỉ trong vài năm là có thể phát triển từ sẹo thành một khối u ác tính.
2. Các vết sẹo do tác hại của bức xạ
So với da bình thường, việc tiếp xúc với bức xạ vào một bộ phận nào đó của da sẽ bị tổn thương và thậm chí gây viêm. Tổn thương da do bức xạ được biểu hiện như ban đỏ, tăng sắc tố và trong trường hợp nghiêm trọng là rụng tóc, phù nề, bong tróc, thậm chí loét, hoại tử, nếu không được xử lý đúng cách, nguy cơ ung thư sẽ tự nhiên tăng lên.
|
Ảnh minh họa. |
3. Sẹo tăng sinh bất thường
Sẹo lồi và sẹo phì đại đều là hiện tượng bệnh lý, tùy theo cơ địa của từng bệnh nhân. Một số vết sẹo không đồng đều và dễ cọ xát với quần áo và vùng da xung quanh; hoặc vết sẹo xuất hiện ở những vị trí khó vệ sinh, nguy cơ nhiễm trùng cao; vết sẹo bị kích thích do gãi, ma sát và viêm nhiễm lâu ngày, nhiễm trùng và tổn thương nhiều lần dễ hình thành vết loét, lâu ngày vết loét không lành có thể trở thành sẹo ung thư.
Hiện nay, không có cách nào giúp loại bỏ sẹo hoàn toàn, không để lại dấu vết mà chỉ có thể làm mờ sẹo. Sau chấn thương, cần tiến hành sát trùng nhanh chóng để tránh nhiễm trùng.
Khi vết thương lớn, nên đến bệnh viện chính quy để điều trị càng sớm càng tốt, khâu vết thương nếu cần thiết.
Không dùng tay gãi khi bị mụn trứng cá, viêm nang lông. Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt với vết thương hở, chọn quần áo kín bằng cotton tinh khiết để giảm ma sát và tránh tổn thương thứ cấp.
Kiều Dụ (Theo SH)