Một trong những nơi được chị em phụ nữ chú trọng nhất chính là tử cung - phần phụ. Bởi đây là khu vực rất nhạy cảm, dễ nhiễm bệnh, cũng lại là nơi phản ánh sức khỏe sinh sản của phái nữ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có vùng kín sạch sẽ, không bao giờ viêm nhiễm hay tử cung khỏe mạnh, chu kỳ bình thường, chửa đẻ dễ dàng... Có một số chị em thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe ở khu vực này.
Mình vừa đọc được một câu chuyện của người phụ nữ 31 tuổi, tên Song, đến từ Trung Quốc. Theo đó, cô Song tới bệnh viện và thốt lên rằng: ‘Bác sĩ ơi, tôi vừa đi khám nửa tháng trước, sao giờ nó lại chảy máu nữa vậy?’
Hóa ra, trước đó, cô thường xuyên bị chảy máu sau khi ‘gần gũi’ với bạn khác giới. Nhìn tấm khăn trải giường lúc nào cũng thấm máu, quá sợ hãi nên cô đã hẹn và tới bệnh viện khám. Kết quả, bác sĩ chỉ ra cô bị u nội biểu mô mức độ cao do nhiễm HPV số 16 và 18. Kết quả siêu âm B phụ khoa cũng cho thấy: Cô có một khối trong ống cổ tử cung, nghi là bị K cổ tử cung giai đoạn A1.
May mắn là cô Song thấy dấu hiệu lạ nên đã đến gặp bác sĩ ngay. Khối u vẫn chưa tiến triển nên đã phẫu thuật cắt bỏ được hoàn toàn.
Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ở cổ tử cung là virus HPV. Khi đi vào cơ thể, HPV sẽ xâm nhập vào mô cổ tử cung. Tới lúc khả năng miễn dịch suy giảm thì virus sẽ gây đột biến tế bào và hình thành tổn thương tiền ung thư cổ tử cung. Nếu không được phát hiện sớm thì bệnh sẽ ngày càng nặng thêm.
Các chuyên gia cho biết, nếu thấy 4 dấu hiệu sau kỳ kinh, nên đi khám ngay lập tức
+ Xuất huyết
Khi bị cổ tử cung viêm nhiễm, có bệnh, bạn sẽ có tình trạng chảy máu không theo chu kỳ kinh nguyệt. Ở giai đoạn đầu, hiện tượng xuất huyết thường có khi ‘gần gũi’ bạn đời. Với bệnh nhân trẻ tuổi, thời gian hành kinh dài lên, lượng máu kinh cũng tăng lên còn bệnh nhân mãn kinh thì sẽ bị ra máu không đều.
Do đó, nếu chị em thấy mình đột nhiên rong kinh, chảy máu dù đã hết kì kinh thì hãy tới bệnh viện khám càng sớm càng tốt.
+ Tiết dịch bất thường
Khi cổ tử cung có vấn đề, chị em sẽ gặp tình trạng dịch tiết bất thường. Nó có thể bị thay đổi màu sắc, mùi nặng hơn, khó ngửi, cũng có khi là máu hoặc màu trắng kèm theo mùi tanh.
Còn nếu đã bước vào giai đoạn cuối của bệnh thì sẽ dịch tiết ra có lẫn nhiều máu, bị vón cục và có mùi hôi tanh. Ngoài ra, lượng dịch tiết ra cũng tăng lên do mô ung thư bị hoại tử và nhiễm trùng.
+ Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Bệnh ở cổ tử cung sẽ tác động tới quá trình phát triển và rụng trứng cũng như sự cân bằng hormone trong cơ thể. Kết quả là chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bất thường, không còn được như trước. Bạn có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc chu kì tới sớm.
+ Xuất hiện cơn đau vùng chậu
Vùng chậu thường có cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt do tử cung co bóp để đẩy máu kinh ra ngoài. Tuy nhiên, nếu sau khi kết thúc kì kinh rồi mà bạn vẫn còn đau thì cần lưu taam vì rất có thể nó là triệu chứng cảnh báo ung thư cổ tử cung xuất hiện rồi. Do đó, nếu sau kì kinh bạn vẫn có triệu chứng này thì nên sớm đi bệnh viện khám
Ung thư cổ tử cung rất nguy hiểm lại khó phát hiện, vậy làm sao để phòng?
+ Theo các bác sĩ, biện pháp đầu tiên và hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung.
+ Thực hiện tầm soát để phát hiện sớm mầm bệnh, nhờ đó mà loại bỏ càng sớm càng tốt.
+ Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi giao hợp.
+ Giữ vệ sinh vùng nhạy cảm cẩn thận, nhất là trong các thời điểm như kỳ kinh, ngay sau kì kinh, sau khi vận động thể lực, sau mỗi lần ‘yêu’.
+ Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để cải thiện sức đề kháng, hạn chế khả năng xuất hiện tế bào ung thư.
Theo Thạch Thảo/ Khoevadep