4 loại rau béo ngang thịt mỡ, ăn nhiều cân tăng vù vù

Google News

Ăn rau củ tốt cho sức khỏe nhưng thường xuyên ăn các loại rau củ dưới đây sẽ không tốt cho sức khỏe, khiến bạn tăng cân nhanh.

Rau xào

Khi xào rau, chúng ta thường phải dùng đến một lượng dầu/mỡ lớn để các nguyên liệu không bị khô. Xào với nhiều dầu món rau trông sẽ bóng bẩy hơn. Tuy nhiên, rau xào nhiều dầu mỡ, gia vị sẽ không tốt cho sức khỏe.Ngoài ra, rau xào có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như thịt, tôm, trứng... khiến cho món ăn trở thành "vựa calo", rất dễ gây tăng cân.

Ảnh minh họa.

Ví dụ một đĩa đậu cô ve xào sử dụng 60 gram đậu sống, sau khi xào sẽ chứa khoảng 14 gram chất béo (chủ yếu do dầu ăn mang lại). Đây là lượng chất béo gần bằng một nửa mức khuyến nghị mỗi ngày (25-30 gram).

Các loại rau củ om

Ví dụ một đĩa khoai tây và cà tím om sử dụng 60 gram khoai tây 100 gram cà tím sẽ có hàm lượng chất béo khoảng 25 gram. Như vậy, đĩa rau củ xào này đã đáp ứng lượng chất béo mà cơ thể cần trong một ngày. Khi ăn thêm những thực phẩm khác, cơ thể sẽ bị dư thừa chất béo. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn ăn rau nhưng vẫn béo.

Các loại rau nướng

Khi nướng, bạn thường phải trộn rau với dầu để chúng không bị khô. Ngoài ra, để rau nướng có hương vị, bạn cần trộn thêm các loại gia vị hoặc ăn cùng nước sốt. Đây cũng là nguyên nhân khiến rau nướng tuy có vị ngon những thường chứa lượng calo lớn, có thể gây tăng cân.

Rau củ chiên

Rau củ chiên là loại có chứa hàm lượng chất béo cao nhất. Khi chiên, bạn sẽ phải tẩm bột cho rau củ hoặc chiên ngập dầu. Điều này sẽ khiến rau chứa lượng calo và chất béo khổng lồ.

Ví dụ như khoai tây chiên. Khoai tây vốn chứa nhiều tinh bột, khi chiên ngập dầu thì lượng calo tăng lên rất lớn. Ngoài ra, chiên rán ở nhiệt độ cao cũng làm sản sinh ra nhiều chất không có lợi cho sức khỏe. Khi ăn khoai tây chiên bạn cũng phải kết hợp với các loại gia vị như sốt cà chua, phô mai... càng khiến món ăn trở nên béo hơn.

Cách ăn rau tốt cho sức khỏe

Phương pháp hấp, luộc, làm salad... được coi là cách ăn rau lanh mạnh. Ví dụ, thay thế món cà tím om bằng cà tím hấp rồi trộn với một chút nước sốt theo khẩu vị. Như vậy sẽ giảm được rất nhiều chất béo. Dùng món bông cải trắng áp chảo (không dùng dầu mỡ) hoặc luộc/hấp sẽ tốt hơn món bông cải xào.

Tất nhiên, bạn vẫn cần nạp chất béo vào cơ thể. Cơ thể cần chất béo cho nhiều mục đích khác nhau trong đó có việc giúp hấp thụ vitamin A, D, E và K. Một người trưởng thành khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 25-30 gram chất béo/ngày.

Theo Thể thao & Văn hóa