Cà chua
Cà chua khi nấu chín sẽ bị mất rất nhiều vitamin C nhưng nó lại chứa một hàm lượng lycopene lớn hơn hẳn so với cà chua sống. Lycopene là một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất hiện có. Nó giúp làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính, ung thư, tim mạch.
Cơ thể hấp thụ lycopene hiệu quả hơn khi tiêu thụ với chất béo lành mạnh. Vậy nên bạn có thể nấu chín cà chua cùng với dầu oliu nguyên chất.
Măng tây
Măng tây có chứa nhiều vitamin A, C, E và chất chống ung thư. Khi nấu chín sẽ làm tăng hoạt động chống oxy hóa của nó từ 16% đến 25%. Không chỉ vậy, măng tây được nấu chín sẽ gia tăng hàm lượng axit phenolic, có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư.
Cũng giống như cà chua, các chất vitamin A, E đều hòa tan trong chất béo vậy nên bạn có thể nấu măng tây với dầu oliu để cơ thể hấp thụ dễ hơn.
Cà rốt
Cà rốt được dùng nhiều để ép lấy nước uống, làm dưa góp, ăn sống,… Tuy nhiên, cà rốt nấu chín sẽ tốt hơn nhiều. Trong cà rốt có chứa beta-carotene – là một chất được gọi là carotenoid mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Nấu chín cà rốt sẽ giúp làm tăng mức beta-carotene.
Hơn nữa, cà rốt với vỏ có thể tăng gấp 3 lần sức mạnh chống oxy hóa tổng thể của chúng. Với cà rốt, bạn có thể nướng, hấp, nấu chín nhưng đừng chiên rán. Việc chiên rán sẽ làm giảm mức độ carotenoid xuống 13%.
Atiso
Atiso là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa. Đây cũng là một trong những loại thực phẩm tốt hơn khi nấu chín. Atiso hấp giúp làm tăng mức độ chống oxy hóa lên gấp 15 lần.
Cho Atiso vào lò vi sóng cũng có thể tăng cường hàm lượng chất chống oxy hóa của chúng. Hoặc bạn có thể đun sôi Atiso. Tuy nhiên, việc đun sôi chỉ giúp chúng tăng mức độ chống oxy hóa lên 8 lần, ít hơn so với việc đem hấp. Hơn nữa, đun sôi cũng không phải lựa chọn tốt khi mà việc làm này khiến Atiso mất đi một số vitamin hòa tan trong nước.
Theo Khoevadep