Thông thường, mướp có vị ngọt thanh, mùi thơm nhẹ. Nếu bạn thấy mướp có vị hơi đắng thì tốt nhất không nên ăn mà hãy bỏ đi. Vị đắng của quả mướp được sinh ra từ chất kiềm glycoalkaloids - mọt chất hóa học độc hại thuộc nhóm alkaloids.
Ăn quá nhiều alkaloids dễ khiến cơ thể bị ngộ độc. Vì vậy, khi thấy mướp xuất hiện vị đắng bất thường, tốt nhất bạn không nên ăn.
96% trọng lượng quả bầu là nước. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất như magie, canxi... Thường xuyên ăn quả bầu giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.
Cần lưu ý rằng, nếu quả bầu có vị đắng, bạn tuyệt đối không được ăn. Vị đắng trong quả bầu là do chúa nhiều cucurbitacin. Đây là một chất độc hại, dễ gây nôn mửa, tiêu chảy và các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu thấy quả bầu có vị đắng bất thường, hãy bỏ đi ngay lập tức.
Bí đao
Bí đao thường được dùng để nấu canh, nấu nước uống, có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể. Bí đao có thể để được rất lâu nhưng nếu bảo quản không đúng cách bí sẽ bị đắng. Những quả bí có vị đắng là do chứa nhiều alkaloid glycosides. Tương tự như mướp có vị đắng, nếu tiêu thụ quá nhiều bí đao bị đắng, cơ thể có thể xuất hiện các phản ứng ngộ độc nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng.
Dưa lê
Khi chín, dưa lê thường có vị ngọt. Tuy nhiên, không phải quả dưa nào cũng ngọt. Những quả dưa bị phun nhiều thuốc trừ sâu có thể xuất hiện vị đắng. Do đó, nếu thấy dưa có vị đắng, tốt nhất bạn không nên ăn.
Trong khi đó, mướp đắng là một ngoại lệ. Loại quả này cũng thuộc họ bầu, có vị đắng tự nhiên chủ yếu đén từ các chất glycoside nhưng có thể ăn bình thường, thậm chí còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngoài những loại quả trên, những quả thuộc họ bầu bí như bí ngô, bí đao, dưa chuột, dưa hấu... nếu bị tác động trong quá trình sinh trưởng (giẫm đạp, chèm ép hay nhiệt độ cao...) cũng sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, làm biến chất và sản sinh ra một lượng độc tố lớn.