1. Sự hình thành của cục máu đông trong cơ thể
Cục máu đông hay còn gọi là huyết khối, là quá trình tập trung máu đến các mạch máu bị rách và làm ngừng chảy máu. Khi một người bị chảy máu, quá trình tạo máu đông sẽ khởi động, tương tự như hiện tượng bạn bị đứt tay, sau đó máu đông lại.
Quá trình hình thành cục máu đông diễn ra như sau: Các tiểu cầu được triệu tập đến vùng tổn thương để tạo ra nút bao quanh vết thương. Tiếp theo, chúng được kết dính với nhau nhờ các sợi fibrin.
Tiếp đến, các tiểu cầu đến trước sẽ tạo ra một chất hóa học để thu hút các tiểu cầu khác, và cuối cùng tạo thành một cục máu đông nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng chảy máu.
Việc có các cục máu đông hình thành trong cơ thể rất nguy hiểm, tùy vào từng vị trí cục máu đông hình thành mà biểu hiện của người bệnh cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như nếu cục máu đông hình thành ở não, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt; hay cục máu đông hình thành ở dạ dày sẽ gặp tình trạng nôn ra máu, đau bụng dữ dội, chán ăn, mệt mỏi.
Bạn cũng không nên bỏ qua những thống kê liên quan tới Nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra ở nhóm người này.
Cục máu đông là nguyên nhân gây ra các cơn đột quỵ não và suy tim ở một số bệnh nhân, tỷ lệ này tương đối cao ở nhóm người trung niên đến cao tuổi.
Thông thường, việc ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông sẽ phụ thuộc và lối sống, cách ăn uống. Tuy nhiên đối với những người đã có yếu tố nguy cơ, cần sử dụng thuốc hoặc các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ.
2. Các thực phẩm tự nhiên giúp ngăn ngừa cục máu đông, làm loãng máu
Để giúp làm loãng máu, ngăn ngừa cục máu đông, các chuyên gia đã nghiên cứu và nhận thấy trong tự nhiên có rất nhiều loại thực phẩm có chứa các hoạt chất này. Chúng tập trung ở các loại gia vị trong bữa cơm hàng ngày như gừng, nghệ, tỏi, quế...
Do vậy, ngay cả khi bạn không thuộc diện nguy cơ cao cũng cần chú ý đến việc ngăn ngừa cục máu đông hình thành trong cơ thể.
- Gừng
Trong tự nhiên, gừng là một loại thảo dược có nhiều công dụng quý, đặc biệt nổi trội trong việc ngăn ngừa cục máu đông và giảm nguy cơ đột quỵ.Gừng còn thúc đẩy tuần hoàn máu khỏe mạnh, được sử dụng như một chất làm giảm cholesterol, thuốc chống huyết khối và chống viêm (nghiên cứu vào năm 2002).
Theo Đông Y, gừng có tính ấm nhưng việc ăn gừng đúng cách cũng cần phải lưu ý. Chẳng hạn như việc "Ăn gừng vào buổi tối độc ngang thạch tín "!
- Củ nghệ
Ngoài gừng thì củ nghệ cũng là một loại thảo dược chống viêm tự nhiên, giúp ngăn ngừa cục máu đông và làm loãng máu. Công dụng này chủ yếu do hàm lượng curcumin có trong nghệ, chúng giúp ngăn ngừa tiểu cầu kết lại với nhau, từ đó làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và suy tim, đột quỵ.
- Tỏi
Tỏi không chỉ được biết đến với công dụng chống cảm cúm mà nó còn là một loại thực phẩm giúp hạn chế sự hình thành của huyết khối, tốt cho sức khỏe tim mạch. Trong tỏi có chứa các hợp chất lưu huỳnh như adenosine, allicin và parafinic polysulfides có công dụng trong việc làm loãng máu.
Tỏi cũng có thể giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu và chất béo trung tính, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và suy tim.
- Quế
Quế có tính cay, nóng, chứa coumarin được biết đến như một chất chống đông mạnh, quế trong đông y còn được sử dụng như một loại thuốc làm giảm huyết áp, chống viêm và giảm nguy cơ đột quỵ.
Ngoài các gia vị kể trên thì Vitamin E cũng có nhiều lợi ích đối với tuần hoàn não, giúp ngăn ngừa cục máu đông, giảm sự kết tập tiểu cầu bằng cách cải thiện độ nhạy với prostaglandin E1, một acid béo ức chế tiểu cầu.
3. Kiểm soát nguy cơ hình thành cục máu đông
Không phải ai cũng có thể kiểm soát được nguy cơ hình thành cục máu đông, cụ thể:
Những nguy cơ có thể kiểm soát được bao gồm
- Người bị tăng huyết áp có thể kiểm soát nguy cơ hình thành cục máu đông bằng cách dùng thuốc để hạ huyết áp. Hạ huyết áp có thể làm giảm nguy cơ huyết khối lên đến 6 lần.
- Hút thuốc lá: Người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ, tắc mạch máu lên gấp 2 lần. HÚt thuốc làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, khiến tim làm việc nhiều hơn và huyết áp đẩy lên cao hơn. Nếu dừng thuốc từ 2-5 năm, nguy cơ đột quỵ sẽ giảm xuống ngang với người chưa bao giờ hút thuốc.
- Cholesterol cao và thừa cân: Mức cholesterol <= 200 là tốt nhất cho người trưởng thành. Dư thừa cholesterol dẫn đến tắc mạch, xơ vữa động mạch. Tăng cân cũng làm tăng huyết áp, cho nên bạn hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ đột quỵ nếu như vận động thường xuyên và giảm cân.
Những nguy cơ không thể kiểm soát
Tuy nhiên, đến một độ tuổi nào đó bạn sẽ phải đối diện với sự hình thành của huyết khối. Khoa học đã chỉ ra rằng, bước sang tuổi 55, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng gấp đôi.
Về mặt giới tính, nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn một chút so với nữ; bạn cũng sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn nếu trong gia đình có người từng bị đột quỵ. Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, nếu không kiểm soát tốt đường huyết, các cục máu đông sẽ hình thành và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Ngoài ra, người bệnh tim mạch hay rung nhĩ cũng rất khó để lùi xa nguy cơ đột quỵ do tỷ lệ hình thành cục máu đông của những nhóm này cao hơn người bình thường gấp nhiều lần.
Theo Phunuvietnam