Tránh phán xét
Không dùng những từ ngữ có vẻ như đang phán xét đối tác của mình để giải quyết xung đột trong mối quan hệ.
Dùng từ ngữ có xu hướng phát xét chỉ khiến căng thẳng giữa bạn và ngươi ấy "leo thang". Thay vì những tính từ trực tiếp như "tốt"/ "xấu", bạn có thể sử dụng "không thích"/ "rất thích" để thay thế, thay "đúng"/ "sai" thành "đồng ý"/ "không đồng ý"...
Đừng lặp đi lặp lại lời nói của chính mình
Việc liên tục nhắc đi nhắc lại lời của chính mình sẽ khiến đối phương cảm thấy mệt mỏi, sẽ có lúc người ta không còn muốn lắng nghe bạn nữa. Bản thân bạn thì cũng sẽ trượt dài trong cảm xúc tiêu cực này khó lòng thoát ra được. Thay vào đó, mỗi khi muốn nhắc nhở bạn nên thay đổi cách dùng từ và hạ giọng điệu xuống.
Đừng dạy đời người khác
Nếu nói với đối tác theo phong cách giống như đang "giảng bài" thì người đó sẽ không muốn nghe ý kiến của bạn nữa. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy bị phớt lờ và không được lắng nghe và đối tác của bạn thì cảm thấy họ đang bị cư xử như một đứa trẻ. Vì vậy, thay vào đó nên giải thích rõ thắc mắc và lắng nghe đối tác của bạn với một tâm hồn và trái tim rộng mở.
Đừng vội kết luận
Khi nóng giận, chúng ta thường bất chấp việc đối phương nghĩ gì và áp đặt kết luận duy nhất bản thân nghĩ trong đầu lên người ấy. Kết quả là những kết luận đưa ra trong vội thường sai lầm hoặc là gây tổn thương cho cả hai phía.
Hãy hiểu cảm xúc của bản thân trước
Hiểu cảm xúc của bản thân, sau đó đặt mình vào vị trí của đối phương để suy nghĩ sẽ giảm thiểu nguy cơ mâu thuẫn, tranh cãi không cần thiết giữa các cặp đôi.
Theo Thiên Thanh/Công lý & xã hội