5 loại thức ăn thừa phải vứt ngay kẻo bệnh đầy người

Google News

5 loại thức ăn thừa này quá nguy hiểm, nhanh vứt đi nếu không muốn bệnh tật quấn thân.

Tự nấu nướng thì đồ ăn thừa là khó tránh khỏi, có người ngại nấu, nấu một lần để ăn hai bữa, thậm chí ăn cả bữa thứ ba để tiết kiệm chi phí. Thế nhưng, nếu không xử lý đúng cách, những thức ăn thừa này, đặc biệt là vào mùa hè nóng nực như hiện nay, rất dễ dẫn đến bị ngộ độc thực phẩm.
Trong bài viết này, các chuyên gia phân loại 5 loại thức ăn thừa phải vứt đi, không nên tiếc của mà trữ lại, nếu không sẽ dễ rước bệnh.
1. Rau lá xanh
5 loai thuc an thua phai vut ngay keo benh day nguoi
Ảnh minh họa.  
Một số loại rau lá xanh chứa nhiều nitrat, nếu để quá lâu sau khi nấu chín, nitrat sẽ bị khử thành nitrit dưới sự phân hủy của vi khuẩn. Trên thực tế, sự gia tăng nitrit trong thức ăn để qua đêm không khủng khiếp như mọi người vẫn nghĩ nhưng nếu thói quen ăn rau để qua đêm lặp đi lặp lại, sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
2. Các món nguội
Các món ăn nguội, các món trộn tốt nhất nên ăn hết trong một lần vì một số vi khuẩn sẽ xâm nhập vào nguyên liệu và quá trình chế biến. Ngay cả khi bạn cho vào tủ lạnh, vi khuẩn đã sinh ra sẽ không bị tiêu diệt mà một số vi khuẩn sẽ tiếp tục sinh sôi. Sau thời gian bảo quản, ăn món nguội rất dễ bị ngộ độc thực phẩm.
5 loai thuc an thua phai vut ngay keo benh day nguoi-Hinh-2
Ảnh minh họa.  
Nhìn chung, các món nguội phải được ăn hết ngay, thừa thì đổ bỏ, không nên tiếc. Ngoài ra, có thêm 2 nhắc nhở về món nguội:
1. Không gọi món nguội ở những quán ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, món sống và chín rất khó phân biệt, nguy cơ ngộ độc cao.
2. Không gọi món nguội trên mạng, khó đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất, nhiệt độ trong quá trình phân phối cao, vi khuẩn dễ sinh sôi với số lượng lớn.
3. Thức ăn thừa để ở nhiệt độ phòng hơn 2 giờ
5 loai thuc an thua phai vut ngay keo benh day nguoi-Hinh-3
Ảnh minh họa.  
Vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh chóng trong khoảng nhiệt độ từ 4-60°C, là vùng nguy hiểm đối với việc bảo quản thực phẩm. Ngoài ra, FDA Mỹ cũng đề xuất "quy tắc 2 giờ", tức là bất kể thịt sống hay thực phẩm chín, không được để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ, nếu không sẽ bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn.
4. Thức ăn thừa để tủ lạnh quá 4 ngày
Tủ lạnh không phải là nơi an toàn, vi khuẩn Listeria có thể sinh sản ở nhiệt độ thấp, chưa kể môi trường ẩm ướt đặc biệt thích hợp cho sự phát triển của Aspergillus flavus. Trong trường hợp Aflatoxin được sản sinh, chất này đun nóng kỹ cũng không thể bị loại bỏ.
5 loai thuc an thua phai vut ngay keo benh day nguoi-Hinh-4
Ảnh minh họa.  
Theo khuyến cáo của FDA Mỹ, các món hầm và thịt chín có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3-4 ngày, nước thịt và nước dùng có thể bảo quản trong 1-2 ngày. Vì vậy, tốt nhất là nên ăn thức ăn thừa trong bữa tiếp theo hoặc ngày hôm sau, đồng thời kiểm tra tủ lạnh thường xuyên, không ăn thức ăn thừa sau nhiều ngày, kể cả khi đã hâm nóng kỹ.
5. Thức ăn thừa sau 4 tiếng mất điện trong tủ lạnh
Sau khi tủ lạnh bị mất điện, nhiệt độ của tủ lạnh dần tăng lên, vi sinh vật bắt đầu phục hồi và chúng dễ dàng sinh sôi với số lượng lớn, vì vậy Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo nếu mất điện quá 4 giờ, thức ăn thừa trong tủ lạnh cũng như rau củ quả đã cắt sẵn, sữa tươi, thịt sống phải vứt đi để tránh ngộ độc thực phẩm.
5 loai thuc an thua phai vut ngay keo benh day nguoi-Hinh-5
Ảnh minh họa.  
Tóm lại, khi nấu xong cảm thấy không ăn được nên để riêng một ít, đậy nắp luôn rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, ăn cách ngày hoặc để qua đêm là tốt nhất, không nên để ba hoặc bốn ngày hoặc lâu hơn, trước khi ăn, đun cho đến khi sôi hoàn toàn, như vậy mới an toàn và đảm bảo.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua, độc tố Botulinum là chất kịch độc

 

Kiều Dụ (Theo SH)