Rau cải vốn là loại rau quen thuộc đối với người Việt. Nó chứa nhiều vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin… Rau cải xanh có tác dụng thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, hỗ trợ tiêu hóa, trị táo bón, tốt cho người bị bệnh tiểu đường, gout.
Bệnh nhân bị suy giáp
Những người bị bệnh suy giáp không nên ăn rau cải bởi loại rau này chứa nhiều vitamin A, K. Đây là những chất có thể tác động tới chức năng hoạt động của tuyến giáp.
Người bị đau dạ dày
Ăn rau cải dễ sinh ra nhiều khí, gây đầu bụng, đặc biệt là khi bạn ăn sống. Do đó, những người bị đau dạ dày, hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn nhiều loại rau này. Nếu ăn thì nên nấu chín.
Bà bầu có hội chứng trào ngược
Bà bầu bị hội chứng trào ngược, khó tiêu hoặc dị ứng với các loại cải nên thận trọng khi ăn cải thảo. Loại cải này chứa một thành phần có tên là indol có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.
Người bị viêm đường tiêu hóa
Người bị viêm đường tiêu hóa không nên ăn rau cải sống, rau cải muối để tránh kích thích vùng viêm loét.
Người bị táo bón
Những người bị táo bón, tiểu ít nên tránh ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối. Nếu muốn ăn phải nấu chín kỹ.
Người bị sỏi thận
Rau cải là loại thực phẩm có hàm lượng oxalate cao. Trong khi đó, người bị bệnh sỏi thận nên tránh các thực phẩm chứa oxalate vì nó kích thích hình thành sỏi.
Nói chung, phụ nữ mang thai, trẻ em, người bị tiêu chải không nên ăn cải xanh sống, kẻ cả rau cải đã muối chua.
Theo Khoevadep