5 thói quen dẫn đến thoái hóa cột sống cổ trước tuổi 30

Google News

Nếu bạn cũng mắc phải những thói quen sau đây, hãy điều chỉnh và cải thiện càng sớm càng tốt, nếu không sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ và bệnh ngày càng nặng hơn.

Thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Wade Brackenbury (phòng khám ACC), thoái hóa cột sống không còn là căn bệnh của riêng người già. Trong 10 năm trở lại đây, số người dưới 45 tuổi mắc bệnh này ngày càng tăng.

Trong Y học, thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa cột sống cổ là một dạng bệnh lý về xương khớp, chỉ tình trạng cột sống tại vùng cổ bị thoái hóa do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đó, các đốt sống, đầu sụn, đĩa đệm và các tổ chức bao hoạt dịch có dấu hiệu hư hỏng, tổn thương, gây ra các cơn đau nhức tại các vị trí kể trên, đặc biệt là khi cử động cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ là một loại bệnh xương khớp mãn tính. Thông thường, bệnh sẽ tiến triển khá chậm nhưng những tổn thương mà bệnh gây ra rất khó phục hồi. 

5 thoi quen dan den thoai hoa cot song co truoc tuoi 30

Cơn đau do thoái hóa cột sống thường có biểu hiện đau âm ỉ ở vùng cổ hoặc thắt lưng, nhói buốt hoặc lan tỏa đến vùng xung quanh gồm 2 bả vai, vùng hông, chi dưới. Mức độ đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, kèm theo cảm giác tê cứng hoặc kim châm. Nhiều người còn chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, sụt cân kéo dài, làm giảm chất lượng cuộc sống và năng suất làm việc.

Nguyên nhân chủ yếu do di truyền, chấn thương, thói quen không hợp lý từ người bệnh (ngồi làm việc lâu, ngủ võng, bốc vác vật nặng sai tư thế…), chế độ dinh dưỡng thiếu hụt các chất (canxi, glucosamine, collagen type II). Nếu không nhận biết và điều trị thoái hóa cột sống sớm, bệnh có thể dẫn đến biến chứng rối loạn thần kinh thực vật hoặc bại liệt khó phục hồi.

Tỷ lệ mắc thoái hóa đốt sống cổ ở nam giới và nữ giới là ngang bằng nhau. Người bệnh không thể coi thường những ảnh hưởng của bệnh. Phát hiện và xử lý sớm là điều cần thiết để hạn chế được những biến chứng tiêu cực xảy ra.

6 thói quen xấu dễ dẫn đến thoái hóa cột sống cổ

Cúi đầu xem điện thoại, máy tính

 5 thoi quen dan den thoai hoa cot song co truoc tuoi 30-Hinh-2

Cúi đầu sẽ khiến cột sống cổ phải chịu áp lực lớn gấp 3 lần trọng lượng bình thường. Nhiều người không biết rằng cúi, ngửa sẽ khiến cột sống cổ bị tổn thương rất lớn. Ở tư thế bình thường, cột sống cổ của cơ thể con người có hình vòng cung hình chữ C, và trọng lượng của cột sống cổ khoảng 5kg (tức là trọng lượng của đầu).

Tuy nhiên, khi chúng ta xem điện thoại di động, sử dụng máy tính... chúng ta nghiêng đầu về phía trước và cúi thấp đầu, ở tư thế cột sống cổ mảnh mai phải chịu thêm sức nặng gấp 3-5 lần, sau một thời gian dài tất nhiên rất dễ dẫn đến tình trạng lão hóa cột sống cổ.

Bạn nên duy trì tư thế ngồi, đứng thẳng lưng, cổ khi sử dụng điện thoại di động, đồng thời giảm tư thế cúi đầu trong thời gian dài. 

Ngồi, nằm trên ghế sofa mềm để đọc sách, lướt điện thoại

Nhiều người thường ngồi xem tivi, đọc sách trên ghế sô pha. Tư thế này không chỉ làm đau cột sống cổ mà còn làm tăng áp lực lên cột sống thắt lưng do ghế sofa mềm dẻo nên khi người ngồi lên, mông sẽ bị lún xuống và cơ lưng không duỗi thẳng được. Lúc này nếu cúi đầu xuống để đọc sách, lướt điện thoại thì cổ sẽ chịu nhiều sức nặng hơn, từ đó làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về cột sống, bao gồm cả thoái hóa cột sống cổ.

Bạn nên ngồi ở một tư thế thẳng đứng có thể giữ cho cột sống ở một vị trí thích hợp. Vì vậy, bạn nên ngồi trên ghế sofa mềm càng ít càng tốt. Ngay cả khi bạn ngồi trên ghế sofa, bạn nên giữ thẳng cột sống cổ và thắt lưng, nếu thực sự mệt mỏi, bạn nên nằm xuống bề mặt cứng thay vì nằm trên ghế sofa.

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ do chế độ dinh dưỡng không khoa học

Ăn uống thiếu chất, thiếu canxi, Kali, sắt, Vitamin,… trong thực đơn hàng ngày hoặc thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ ngọt, đồ uống có gas làm cột sống người bệnh dễ dàng bị thiếu dưỡng chất. Khi thiếu dưỡng chất, tình trạng thoái hóa xương khớp sẽ xảy ra.

Đeo túi một bên

Đeo túi ở bên vai lâu ngày sẽ khiến vai một bên cao một bên thấp, cơ vai bị co cứng. Thói quen này ngoài việc gây đau lưng còn có thể kéo theo tình trạng căng cơ, gây áp lực lên cột sống cổ, gây co cứng cơ cổ, thậm chí làm thay đổi độ cong của cột sống cổ. Đặc biệt nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau lưng thì nên tránh những chiếc túi đơn vai như vậy.

Các bạn nên đeo balo sau lưng, để áp lực của balo có thể phân bố đều lên vai hai bên, giảm áp lực cho một bên vai và cột sống cổ.

Đi giày cao gót trong thời gian dài

Đi giày cao gót sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, đặc biệt là cột sống cổ và thắt lưng. Cột sống là cấu trúc được hình thành do liên kết nhiều đốt sống, khi tư thế chúng ta đứng thẳng thì bề mặt tiếp xúc giữa đốt sống và đốt sống gần như bằng phẳng, lực giữa các đốt sống sẽ được phân tán và không dễ gây chấn thương.

Các bạn nữ nên tránh đi giày cao gót, nếu thực sự phải đi thì khuyên gót không quá 5cm, không nên đi quá 4 giờ/ngày

Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ đơn giản

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ là do duy trì một tư thế làm việc quá lâu. Do vậy, để đẩy lùi được triệu chứng đau nhức do thoái hóa cột sống gây ra, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập tại chỗ đơn giản như bài tập gập cổ, xoay cổ.

Thực hiện bài tập gập cổ như sau:

Người bệnh có ngồi hoặc đứng, thân người giữ thẳng, mắt nhìn thẳng

Từ từ ngửa đầu về đằng sau, giữ từ 1-2 phút ở tư thế này

Từ từ cúi đầu về phía trước, giữ tư thế từ 1-2 phút

Lặp lại liên tục 15 đến 20 phút hoặc khi nào người bệnh thấy mỏi cổ

Ngoài bài tập, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể áp dụng một số các mẹo chữa dân gian bằng các thảo dược quen thuộc trong vườn nhà.

Một số cách chữa bệnh nhân thoái hóa cột sống có thể tham khảo là:

Chữa bằng lá lốt: Người bệnh dùng khoảng 200g lá lốt rửa sạch, thái nhỏ và sao vàng với 1-2 thìa muối. Đổ hỗn hợp vào một tấm vải mỏng, chườm từ 15 đến 20 phút tại vị trí cột sống thoái hóa để giảm đau nhức.

Chữa bằng ngải cứu: Bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ nên kết hợp ngải cứu, lá lốt và cỏ xước giúp người bệnh đẩy lùi được triệu chứng đau nhức, viêm nhiễm hiệu quả. Thực hiện bài thuốc này, người bệnh chỉ cần cho thảo dược kể trên vào nồi, đun sôi và dùng uống 2 lần/ngày. Chữa bằng xương rồng: Dùng xương rồng bẹ đập nát với muối, sau đó bỏ lên hơ nóng và đắp vào vị trí cột sống thoái hóa sẽ có công dụng giảm đau tốt. Trong quá trình thực hiện, người bệnh lưu ý nhiệt độ, không để quá nóng hoặc quá nguội.

Lưu ý: Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu độc giả có triệu chứng đau vai gáy thì nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng phác đồ.

Theo Vũ Ngọc/ Khoevadep