Luôn kiểm soát tốt cảm xúc bản thân
Ốm nghén, áp lực công việc có thể làm ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ bầu. Nếu mẹ bầu không kiểm soát được cảm xúc của mình, thường xuyên bị kích động, giận dữ, buồn phiền,… thường tác động không tốt đến khí não của thai nhi. Vì vậy trẻ sinh ra dễ bị mất tập trung, tăng khả năng tự kỉ,…
Tốt nhất, mẹ bầu nên kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Có thể thực hiện bằng cách tìm đến bạn bè để trò chuyện, nghe nhạc,…
Cho thai nhi nghe nhạc
Thai giáo bằng âm nhạc cực kỳ hữu ích. Khi nghe nhạc, cả mẹ bầu và thai nhi đều được thư giãn. Đặc biệt, nhạc cổ điển giúp xoa dịu và trấn tĩnh tâm trí trẻ và góp phần tăng cường trí tuệ cho con ngay từ trong bụng mẹ.
Nếu mẹ bầu dùng tai nghe áp vào bụng bầu thì không nên bật nhạc quá to vì có thể khiến thai nhi bị giật mình.
Tích cực vận động
Mang thai không có nghĩa là bạn không được vận động hay phải đi lại nhẹ nhàng. Trừ một số trường hợp đặc biệt bác sĩ yêu cầu mẹ bầu nên nằm dưỡng thai, còn lại mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho thai nhi.
Các bài tập thiền, yoga, đi bộ giúp cải thiện sức khỏe của mẹ bầu trong thai kỳ đồng thời giúp trí não của thai nhi phát triển. Các nhà khoa học tại Mỹ đã thực hiện nghiên cứu và chứng minh, mẹ bầu thường xuyên tập luyện mỗi ngày, em bé sinh ra có IQ cao hơn hẳn so với nhóm còn lại.
Ăn uống hợp lý, khoa học
Một chế độ ăn cân bằng, đầy đủ, đa dạng sẽ rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Nên tránh uống rượu và thức ăn cay. Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm lành mạnh và tươi vào thực đơn hàng ngày. Như vậy thai nhi chào đời sẽ khỏe mạnh và thông minh.
Luôn trò chuyện cùng thai nhi
Trò chuyện với thai nhi cũng là một phương pháp thai giáo hiệu quả. Mẹ bầu có thể dành bất cứ thời gian nào trong ngày để nói chuyện với thai nhi. Chẳng hạn như nói với con về những điều bạn đã trải qua trong ngày, đọc cho con nghe một câu chuyện,…
Không chỉ vậy, mẹ bầu cũng nên khuyến khích bố cùng trò chuyện với thai nhi. Từ 19 – 21 tuần thai nhi đã có thể nhận ra giọng nói của bố. Bố tích cực trò chuyện với thai nhi sẽ tạo được mối liên hệ thân thiện với con. Thai nhi có thể cảm nhận được tình cảm của cả bố lẫn mẹ, từ đó hình thành và phát triển tâm lý từ trong bụng mẹ.
Theo Trần Thu Thủy/ Khoevadep