Huyết khối là chỉ những mảng bám bất thường trong mạch máu, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến an toàn tính mạng. Sự hình thành cục huyết khối giống như sự tắc nghẽn trong đường ống nước, trong những điều kiện nhất định, máu trong đó sẽ hình thành, kết dính và đông lại trên thành mạch máu, chất rắn cuối cùng được hình thành là cục huyết khối.
Có ba yếu tố chính gây ra huyết khối
Một là tổn thương tế bào nội mô mạch máu, có thể do các yếu tố như kích thích hóa học, chấn thương/phẫu thuật và chọc tĩnh mạch gây ra.
Thứ hai là những thay đổi về tình trạng lưu lượng máu, có thể do các yếu tố như béo phì, mang thai, bệnh nằm liệt giường và rung tâm nhĩ gây ra.
Thứ ba là tăng đông máu, có thể do các yếu tố như liệu pháp hormone, cô đặc máu và khối u ác tính gây ra.
|
Ảnh minh hoạ. |
Huyết khối tắc ở các bộ phận khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đối với sức khỏe, khi tắc mạch máu não sẽ gây nhồi máu não, tắc động mạch vành sẽ gây nhồi máu cơ tim, tắc phổi sẽ gây thuyên tắc phổi.
Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng nhóm máu cũng liên quan đến nguy cơ hình thành huyết khối.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Trung tâm máu quốc gia Ý, phát hiện ra rằng những người có nhóm máu AB có nguy cơ phát triển cục máu đông cao hơn 4% so với nhóm máu O, bao gồm cả nguy cơ đột quỵ tăng 20%.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người nhóm máu AB nhất định sẽ có huyết khối, huyết khối xuất hiện có liên quan đến rất nhiều yếu tố, phòng ngừa hàng ngày có thể giảm thiểu nguy cơ huyết khối một cách hiệu quả.
Theo các chuyên gia, huyết khối hình thành trong cơ thể thì tay và chân sẽ báo hiệu đầu tiên bởi 99% huyết khối có thể xảy ra mà không có triệu chứng, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường này, chúng ta phải hết sức cảnh giác.
1. Đỏ và nóng ở tay chân
Khi lưu lượng máu từ tim đến tứ chi giảm, áp lực trong tĩnh mạch tăng lên, chất lỏng trong cơ thể dễ dàng thấm vào các mô khác, từ đó khiến tứ chi nóng và đỏ.
|
Ảnh minh hoạ. |
2. Phù tay chân một bên
Huyết khối được hình thành trong tĩnh mạch sẽ khiến máu không kịp trở về tim, áp lực lớn lên các mô ở chân dễ gây sưng bắp chân, đặc biệt hiện tượng sưng tấy chỉ xuất hiện ở một bên.
3. Xảy ra tình trạng khập khiễng
Huyết khối ở chi dưới có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, kéo theo triệu chứng đau khi đi lại, có thể thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi trong giai đoạn đầu. Nhưng nếu hay đi bộ, tình trạng đau sẽ xuất hiện trở lại và có thể phát triển thành cơn đau dai dẳng ở giai đoạn sau, lúc này, ít di chuyển vẫn đau, đi lại khập khiễng.
4. Đau tay hoặc chân một bên
Huyết khối sẽ gây ra phản ứng viêm ở các chi, sau đó gây sưng đau ở tay và chân, ở giai đoạn đầu cơn đau sẽ không quá rõ ràng, khi bệnh tiến triển nặng dần lên, thường chỉ đau một bên trái hoặc phải.
5. Tay chân yếu
Bàn tay và bàn chân yếu không rõ nguyên nhân, không thể nhấc tay và chân lên, đột ngột mất thăng bằng khi đi bộ và ngã, đây chính là cảnh báo về sự hiện diện của cục máu đông trong cơ thể.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Cơ hội phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ do nhồi máu não
Kiều Dụ (Theo SH)