Giá đỗ là loại rau quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Trước đây nhiều người tự nuôi giá đỗ nhưng hiện nay vì bận rộn nên thường chọn mua ngoài hàng.
Khoai lang xuất hiện các đốm đen hoặc nâu đất là do nhiễm vi khuẩn đốm đen, sau khi con người ăn vào rất dễ bị ngộ độc.
Bắp cải thối
Sau khi ăn bắp cải hoặc cải thảo bị thối hỏng, con người sẽ bị thiếu oxy và gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chướng bụng… Trường hợp nặng có thể gây ra hiện tượng chuột rút, hôn mê, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Khoai tây mọc mầm, xanh
Hàm lượng solanin trong khoai tây mọc mầm và khoai tây xanh (có vỏ màu xanh) rất cao, ăn vào rất dễ bị ngộ độc. Vì vậy, khoai tây mọc mầm và khoai tây vỏ xanh tốt nhất không nên tiêu thụ.
Dưa muối không đủ muối hoặc chưa chín
Nếu hàm lượng muối không đủ khi muối dưa hoặc thời gian muối chưa đủ để dưa chín (muối chín thường mất từ 8 ngày trở lên), dưa có vị cay thì khi ăn loại dưa đó vào rất dễ gây ngộ độc nitrit.
Ngoài ra, dù là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích nhưng dưa muối (đã chín) cũng chứa hàm lượng muối cao, dễ gây hại cho gan, ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ gây ra các bệnh về gan, đặc biệt là ung thư gan. Do đó, kể cả dưa muối ngon, đúng cách thì bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều, quá thường xuyên.