Rau chân vịt ( rau bó xôi) được xếp vào hàng siêu thực phẩm bởi những lợi ích tuyệt vời mà loại rau này mang lại.
Rau chân vịt chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, folic, sắt và canxi… rất tốt với bệnh trào ngược. Ngoài ra, loại rau này còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày và giúp cải thiện chức năng hệ thống tiêu hóa.
Ngoài ra, rau chân vịt còn có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe của mắt, giảm stress oxy hóa, điều hòa huyết áp và hỗ trợ phòng chống các bệnh nan y.
Rau ngót là loại rau lành tính bậc nhất trong các loại rau. Rau ngót có tính mát, có khả năng thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Ăn loại rau này cũng cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ phong phú, cần thiết cho cơ thể.
Rau mồng tơi không chỉ dễ ăn, nó còn có thể giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể rất hiệu quả. Nhờ vậy mà hỗ trợ chữa chứng táo bón, khó tiêu và đầy bụng. Đặc biệt là chất nhầy có trong mồng tơi rất tốt cho lớp niêm mạc, chống viêm. Ngoài ra rau mồng tơi còn còn có thể kích thích nhu động ruột.
Rau xà lách
Rau xà lách có thành phần dinh dưỡng bao gồm vitamin, chất xơ, khoáng chất, protein giúp tăng co bóp, kích thích nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón và tốt cho hệ tiêu hóa. Đây là thực phẩm người bệnh trào ngược dạ dày nên bổ sung hàng ngày trong chế độ ăn uống.
Bên cạnh những lợi ích trên, rau xà lách còn giúp giải nhiệt, làm đẹp da, giảm cân, phòng ngừa ung thư. Đối với người bệnh dạ dày không nên ăn rau sống, bạn có thể chế biến bằng cách trộn dầu giấm hoặc làm món canh.
Rau cải bẹ xanh
Rau cải bẹ xanh giúp hạn chế tiết dịch vị ở người bệnh trào ngược dạ dày với các thành phần dinh dưỡng chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotinic, albumin, carotene và chất xơ…
Ngoài ra rau cải bẹ xanh còn giúp ổn định hệ tiêu hóa, giúp giảm cảm giác kích thích ở đường ruột, điều trị khó tiêu và hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày.
Rau thì là
Thì là là một loại rau rất phổ biến nhưng ít người biết nó có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày. Do đó, loại rau này thường bị bỏ qua khi nhắc đến trào ngược dạ dày nên ăn rau gì.
Rau thì là giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A, đặc biệt là chất chống oxy hóa flavonoid giúp giảm viêm, xoa dịu cơn co thắt trong dạ dày, bảo vệ hệ thống tiêu hóa khỏi tác nhân gây bệnh
Bên cạnh đó, loại rau này còn có tác dụng chữa rối loạn kinh nguyệt, cảm lạnh, viêm đường hô hấp, giảm đau, sưng khớp.