Mướp đắng
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tinh hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, nhuận tràng, bổ thận, tráng dương. Mướp đắng xanh có hàm lượng vitamin C lên tới 188mg/100g (gấp 6 lần so với chanh, 100g chanh chứa 29,1mg vitamin C). Khi mướp đắng chín, hàm lượng vitamin C giảm một nửa. Khi nấu chín, lượng vitamin C sẽ mất đi khoảng 40%, tức là giảm còn khoảng 56mg/100g mướp đắng.
Phụ nữ thường xuyên ăn mướp đắng không chỉ bổ sung vitamin giúp dẹp da, giảm cân mà còn phòng ngừa lão hóa. Lưu ý, người có hệ tiêu hóa kém cần cẩm trọng khi ăn mướp đắng vì có thể gây đầy hơi, khó chịu.
Cải xoăn
Trung bình 100g cải xoăn cung cấp 63mg vitamin (gấy 2 lần quả chanh). Một chén cải xoăn khoảng 67g cung cấp lượng vitamin C tương đương 134% RDA (nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày).
Ngoài ra, cải xoăn còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene, flavonoid giúp chống lại các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, ngừa lão hóa.
Ớt chuông
100g
ớt xanh cung cấp 104mg vitamin, cũng gấp 3 lần chanh. Vitamin C trong ớt xanh giúp duy trì hoạt động của mạch máu, các cơ quan nội tạng và xương. Ớt xanh là thực phẩm phù hợp với những người mắc bệnh tim mạch vì thành phần chất béo bão hòa, cholesterol, natri rất thấp.
Bông cải trắng
100g bông cải trắng cung cấp 61mg vitamin C, cũng nhiều gấp đôi chanh. Ngoài ra, bông cải trắng còn cung cấp nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể. Ăn súp lơ trắng giúp giảm viêm, tránh tính trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và cảm lạnh thông thường.
Cải ngồng
Cải ngồng là phần ngọn của cây cải, có hoa màu vàng, khi ăn có vị đắng nhẹ. 100g rau cải ngồng có 65mg vitamin C. Ăn cải ngồng giúp tăng cường sức đề kháng, ngừa tác hại của các gốc tự do.
Ngoài ra, cải ngồng còn chứa nhiều vitamin A, giúp làm sáng mắt, phòng ngừa bệnh ho, viêm họng, đau dạ dày, hỗ trợ sức khỏe đường hô hấp.
Thành phần carotenoid trong cải ngồng có thể làm chậm tốc độ phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
Theo Thanh Huyền/ Khoevadep