6 thói quen giúp hạ huyết áp, không cần dùng thuốc

Google News

Dưới đây là một số thói quen giúp hạ huyết áp tự nhiên, an toàn, không cần dùng thuốc.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, tỷ lệ người mắc cao huyết áp ngày càng tăng và ngày một trẻ hóa. Khi huyết áp cao kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như suy tim, đột quỵ, suy thận, mất thị giác,... Nhưng nếu bạn có một lối sống lành mạnh sẽ có thể bảo vệ sức khỏe của bạn.
Dưới đây là một số thói quen giúp hạ đường huyết tự nhiên, an toàn, không cần dùng thuốc:
Tư thế Savasana
Một trong các phương pháp tự nhiên và an toàn để kiểm soát tăng huyết áp là tập yoga. Yoga đã có từ rất lâu về trước, được nghiên cứu là có thể mang lại cho bạn nhiều giải pháp về vấn đề sức khỏe.
6 thoi quen giup ha huyet ap, khong can dung thuoc
Savasana hay còn gọi là tư thế xác chết được sử dụng để thư giãn. Tư thế này làm dịu não, thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng, mệt mỏi và mất ngủ. Đây đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến huyết áp cao. Bằng cách kiểm soát các yếu tố này, Savasana giúp giảm huyết áp.
Để thực hiện tư thế này, bạn hãy nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể, thở tự nhiên và loại bỏ tất cả căng thẳng khỏi cơ thể trong khoảng 10 đến 20 phút.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ kém làm tăng nồng độ hormone gây căng thẳng cortisol, huyết áp cao và tăng chứng viêm có hại cho tim. Khi thiếu ngủ và mệt mỏi, cơ thể cũng không có đủ năng lượng, dễ mệt mỏi.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), căng thẳng mạn tính có thể dẫn đến huyết áp cao. Ngủ đủ giấc giảm căng thẳng trong cơ thể, từ đó cân bằng huyết áp.
6 thoi quen giup ha huyet ap, khong can dung thuoc-Hinh-2
Để ngủ ngon, mỗi người nên dừng thời gian sử dụng thiết bị một giờ trước khi lên giường. Ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử ức chế melatonin (hormone cần thiết cho chu kỳ ngủ - thức), khiến khó ngủ.
Mỗi người cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm, chìm vào giấc ngủ trong vòng 30 phút, không thức dậy nhiều lần và nhanh chóng ngủ lại nếu thức giấc giữa đêm.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục là biện pháp được khuyến khích để phòng ngừa, kiểm soát huyết áp trong tất cả các giai đoạn của bệnh. Thế nhưng tập như thế nào, cường độ bao nhiêu, trong bao lâu,... thì tối ưu? Hiện tại, tập aerobic ngắt quãng được chứng minh là một phương pháp hiệu quả để hạ huyết áp và cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.
Aerobic ngắt quãng là các đợt tập luyện cường độ khá cao xen kẽ với các giai đoạn phục hồi (tập thể dục nhẹ hoặc nghỉ ngơi). Chẳng hạn như chạy, đi bộ, đạp xe, nhảy dây, bơi lội, jumping jacks,... Người mới bắt đầu có thể luyện tập cường độ cao trong thời gian ngắn hơn và khoảng thời gian phục hồi dài hơn. Khi thể lực được cải thiện, có thể điều chỉnh khoảng thời gian tập luyện tối đa 10 phút và phục hồi ngắn hơn 2 phút.
Tăng lượng kali, magiê
Các khoáng chất như kali, magie có thể giảm huyết áp. Kali làm giãn nở mạch máu, cho phép máu lưu thông nên giảm huyết áp. Thiếu kali và thừa natri có thể dẫn đến huyết áp cao. Người bệnh có thể ăn khoai tây, mận khô, chuối, cà chua và rau bina vì có chứa kali.
Lượng magie thấp có thể dẫn đến bệnh tim, loãng xương, xuất hiện triệu chứng chuột rút, mệt mỏi. Chế độ ăn uống tăng cường thực phẩm giàu magiê góp phần điều chỉnh nhịp tim, các cơ thư giãn để lưu thông máu trơn tru. Các loại hạt, đậu, khoai lang và ngũ cốc nguyên hạt tăng cường lượng magiê cho cơ thể.
Kiểm soát lượng muối tiêu thụ
Cắt giảm lượng natri thừa khỏi chế độ ăn có tác dụng cải thiện huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim, đột quỵ, bệnh thận... Lượng muối ăn vào hằng ngày nên ít hơn 2,3 g. Mức tiêu thụ natri khuyến nghị cho người bệnh tim, cao huyết áp là 1,5 g mỗi ngày.
Thư giãn tinh thần
Khi bạn căng thẳng, các hormone do cơ thể con người tiết ra sẽ gây co mạch và tăng huyết áp ngay lập tức. Do đó chúng ta cần thư giãn bản thân và thư giãn cơ thể thông qua luyện tập, hít thở sâu.
Giang Thu