Thói quen ăn thực phẩm sống ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi tâm lý nếu ăn sống sẽ hấp thu được nguyên chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Tuy nhiên, đó lại chính là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm nếu như dùng không đúng cách.
Thịt gà là loại thực phẩm nên được nấu chín kỹ để đảm bảo sức khỏe gia đình
Đậu sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa một hàm lượng glycoprotein lectin cao gây độc cho cơ thể
Đậu sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa một hàm lượng glycoprotein lectin cao. Đây là hóa chất độc hại gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy sau 3 giờ tiêu thụ. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, một phần đậu nấu chưa chín có thể chứa tới 70.000 đơn vị độc tố, nhưng nấu chín hoàn toàn chỉ có 4.000 đơn vị. Vì vậy, các chị em nội trợ nên chú ý nấu chín các món ăn có đậu bằng cách ngâm chúng trong nước ít nhất 5h, bỏ nước, sau đó đun sôi cho tới khi đậu mềm.
Thịt lợn
Thịt lợn cũng là loại thực phẩm cần phải nấu chín hoàn toàn.
Thịt lợn không cần nấu tới mức quá chín nhưng việc ăn thịt sống hay tái đều không nên. Thịt chưa đạt tới nhiệt độ thích hợp vẫn có khả năng chứa các mầm bệnh như giun, sán, ký sinh... khiến cơ thể bị mắc bệnh. Ngoài những bệnh do ký sinh trùng, ăn thịt tái còn dễ gây các nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính thường gặp nhất là thương hàn, dịch tả...
Sắn
Ăn sắn sống, chưa chín có thể gây say, ngộ độc.
Khi ăn sống, sắn giải phóng linamarase enzym, dễ chuyển đổi thành độc tố xyanua có hại cho cơ thể. Bộ phận chứa nhiều độc tố nhất của cây sắn nằm ở lá, dùng để ngăn chặn các loại côn trùng hay động vật tấn công nhưng một phần độc tố cũng nằm dưới lớp vỏ sắn. Vì vậy, sắn cần được bỏ vỏ, ngâm nước, rửa sạch và nấu chín càng nhanh càng tốt sau khi thu hoạch.
Rau mầm họ đậu
Các loại rau mầm họ đậu cũng có thể mang nhiều độc tố gây hại cho con người.
Rau mầm họ đậu tốt cho sức khỏe vì giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa. Tuy nhiên một số loại đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim... cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh a-xít cyanhydric giống như trong măng và sắn có thể gây ngộ độc. Đặc biệt là mầm cỏ linh lăng, có nhiều nguy cơ liên quan đến vi khuẩn E. coli và salmonella, gây bệnh tiêu chảy.