Chuối
Chuối rất nhạy cảm với nhiệt độ thấp. Ở mức dưới 11-13 độ C, chuối xanh không thể chín bình thường, vỏ trở nên xám đen, giá trị dinh dưỡng cũng giảm đi đáng kể. Bỏ chuối chín vào tủ lạnh cũng làm vỏ chuối bị thâm đen, kém đẹp mắt, hương vị cũng bị ảnh hưởng. Bởi trong vỏ chuối chứa nhiều chất phenolic và polyphenol oxidase. Việc bị va đập, ma sát và nhiệt độ thấp trong quá trình bảo quản sẽ làm tổn thương tế bào vỏ chuối, khiến các chất này thoát ra và bị polyme hóa thành melanin làm vỏ chuối chuyển sang màu đen. Không những thế, để chuối trong tủ lạnh còn khiến các thực phẩm khác bị ám mùi, nhanh hỏng.
Hành
Bạn không nên cho hành tươi vào tủ lạnh vì hành có mùi nồng và sẽ làm các thực phẩm khác trong tủ bị ám mùi. Hơn nữ, hành tây, hành củ đều dễ bị mềm nhũn, bị mốc nếu để trong tủ lạnh quá lâu. Bạn chỉ cần để hành ở nơi khô ráo, thoáng mát là được.
Khoai tây
Khoai tây chứa tinh bột. Nhiệt độ thấp sẽ khiến tinh bột chuyển thành đường và ảnh hưởng đến kết cấu của củ khoai tây. Bạn chỉ cần bảo quản khoai tây ở môi trường khô ráo, thoáng mát là được.
Bánh mì
Để bánh mì ở nhiệt độ thấp sẽ làm tinh bột kết tinh lại, biến bánh mì từ mêm chuyển sang cứng nhắc. Đối với loại thực phẩm này bạn có thể quản ở nhiệt độ phòng và nên cố gắng ăn hết trong thời hạn sử dụng.
Mật ong
Mật ong không nên bảo quản trong tủ lạnh. Nhiệt độ thấp khiến đường glucose trong mật ong sẽ nhanh chóng kết tinh, dẫn đến mùi vị thay đổi, thậm chí biến chất khi gặp nhiệt độ lạnh.
Mật ong chỉ cần đựng trong chai thủy tinh đậy kín nắp và để ở nơi thoáng mát là được.
Sản phẩm khử trùng kín, được đóng hộp
Đồ hộp, sữa tiệt trùng... đều là những sản phẩm đã được khử trùng ở nhiệt độ cao nên có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài, miễn là chúng chưa được mở nắp. Do đó, bạn không cần đặt trong tủ lạnh.
Theo Khoevadep