7 điều không nên làm vào buổi sáng nếu muốn khỏe

Google News

Tắm nước nóng không phải là thói quen tốt nếu bạn thực hành nó vào buổi sáng; nước mát mới là thứ thích hợp để giúp bạn khởi động ngày mới.

Tắm nước nóng

Nước nóng và nước mát có công dụng hoàn toàn khác nhau. Nước nóng mang đến cảm giác thư giãn. Sẽ là  ý tưởng hay khi bạn ngâm mình trong nước nóng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Nhưng thật không phù hợp nếu bạn sử dụng nước nóng để tắm vào buổi sáng, bởi việc này khiến bạn chỉ muốn quay lại giường và đánh thêm một giấc.

Nên tắm nước mát vào buổi sáng để giúp cơ thể sảng khoái, kích thích hoạt động của não và giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Hơn nữa, nước mát giúp da không bị khô và cũng có phần hỗ trợ giảm cân.

7 dieu khong nen lam vao buoi sang neu muon khoe

 

Dán mắt vào điện thoại

Mở mắt ra liền chăm chú vào điện thoại là thói quen của những người sử dụng mạng xã hội quá nhiều. Nếu bạn khởi đầu một ngày bằng quá nhiều thông tin, nhịp sống đó sẽ theo bạn trong cả ngày hôm ấy, gây mệt mỏi. Chính vì vậy, hãy nhanh chóng bỏ thói quen đó. Tay vì đọc những tin tức liên quan đến người khác hay lãng phí thời gian cho việc đọc bình luận và đánh giá những thứ không hữu ích, hãy đem thời gian đó chăm chút cho bản thân, bạn sẽ thấy đáng giá hơn rất nhiều.

Bạn cũng đừng nên bắt đầu một ngày bằng công việc, nó sẽ khiến đầu óc không hề thoải mái vào buổi sáng. Điều tốt nhất là bật một bản nhạc yêu thích, thưởng thức bữa sáng và tận hưởng không khí trong lành. 

Chọn trang phục quá lâu

“Hôm nay mặc gì?” luôn là câu hỏi khó giải quyết của một số người vào buổi sáng. Buổi sáng bạn thường có rất nhiều việc quan trọng hơn như chuẩn bị bữa ăn, vệ sinh thân thể hay là những bài tập thể dục rèn luyện sức khoẻ. Vậy vì sao bạn lại phải dành cả giờ đồng hồ chỉ để nhìn chăm chăm vào tủ quần áo? Dù thuộc hạng tỷ phú, Steve Jobs luôn đi làm với quần jean và một chiếc áo sơ mi đen, chỉ vì ông biết thời gian của mình quý giá hơn việc trả lời câu hỏi “Hôm nay mặc gì?”.

Để cải thiện điều này, bạn nên sắp xếp tủ quần áo mình thật hợp lý. Một ngăn dành cho trang phục công sở hoặc những bộ phục trang cho các dịp quan trọng, một ngăn là trang phục thông thường và đồ mặc ở nhà. Hãy nhớ kiểm tra thường xuyên, loại bỏ những thứ bạn không mặc nữa, bổ sung vào đó những bộ quần áo mới nếu cần thiết. 

Ăn ngũ cốc thay bữa sáng

7 dieu khong nen lam vao buoi sang neu muon khoe-Hinh-2

 

Thói quen dùng ngũ cốc thay cho bữa sáng xuất hiện ở các nước phương Tây và đang được nhiều người phương Đông học theo vì lý do nhanh chóng, tiện lợi. Lượng đường trong ngũ cốc khá cao, sử dụng nhiều sẽ làm tăng lượng insulin trong máu, khiến bạn dễ có triệu chứng mệt mỏi và giảm huyết áp ngay sau đó. Nhiều người còn thêm sữa hoặc sữa chua vào ngũ cốc, hãy tránh ngay thói quen này nếu bạn muốn có một sức khoẻ tốt sau này. 

Uống cà phê đen

Rất nhiều người có thói quen dùng một cốc cà phê đen ngay sau khi thức dậy. Cà phê đen là tác nhân khiến nồng độ cortisol trong cơ thể tăng cao, làm tăng cảm giác lo lắng. Người dạ dày không tốt có thể bị đau, thậm chí viêm loét dạ dày khi sử dụng cà phê đen. Nếu cà phê là thứ không thể thiếu trong bữa sáng của bạn, hãy cố gắng cho vào chút sữa hoặc kem để giảm tác động xấu. Thời điểm tốt nhất để nhâm nhi một cốc cà phê là 3 - 4 tiếng sau khi thức dậy.

7 dieu khong nen lam vao buoi sang neu muon khoe-Hinh-3

 

Đánh răng ngay sau khi ăn 

Sau khi dùng bữa, men răng của bạn suy yếu, dễ bị tổn thương, đặc biệt là sau khi ăn các loại trái cây có vị chua. Vì thế, không nên đánh răng ngay sau khi dùng bữa mà nên chờ  30 phút, hoặc dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trên răng.

Gấp chăn màn ngay khi rời giường

Đây là thói quen của những người gọn gàng, kỹ tính. Buổi tối khi bạn ngủ, cơ thể sẽ tiết ra độ ẩm nhất định khiến chăn màn thành môi trường tốt cho vi khuẩn, ve rận. Nếu gấp chăn màn ngay sau khi rời giường, bạn vô tình tạo ra chỗ trú ẩn “đã tốt nay còn tốt hơn” cho chúng. Vì thế, hãy để bản thân lười một chút, vệ sinh thân thể hoặc dùng bữa xong rồi hãy nghĩ đến chăn màn.

Theo TRẦN NGÂN/VOV