Ăn hai bữa cách nhau từ 4-6 tiếng
Ăn hai bữa quá gần nhau có thể làm ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa của dạ dày vì nó còn chưa kịp tiêu hóa hết bữa trước. Vậy nên bạn cần giãn cách thời gian giữa hai bữa ăn. Lý tưởng nhất là từ 4-6 tiếng, đây vừa hay là khoảng thời gian mà dạ dày ngừng việc trộn tiêu hóa thức ăn.
Không ăn ngấu nghiến
Những bữa ăn vội vàng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến dạ dày của bạn. Vì vậy, hãy ăn uống từ tốn thay vì ăn ngấu nghiến. Thông thường, nên ăn sáng trong vòng 15–20 phút, bữa trưa và bữa tối khoảng 30 phút là thích hợp.
Mỗi ngày cố gắng ăn 12 loại thức ăn trở lên
Bạn sẽ có một sức khỏe tốt nếu như có những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng. Mà muốn được như vậy thì bữa ăn hàng ngày nên bao gồm các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau, trái cây, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, đậu nành... Trung bình, hãy cố gắng ăn nhiều hơn 12 loại thực phẩm mỗi ngày và hơn 25 loại thực phẩm mỗi tuần.
Uống nước súp cũng cần ăn thịt
Với các món hầm, luộc nhiều người cho rằng chất dinh dưỡng đã thôi hết ra nước. Vì vậy uống nước súp mới là bổ. Thực ra thì dù là nước ngót gà, nước ngót lợn, nước hầm bò, hay canh cá thì hàm lượng dinh dưỡng cũng kém xa so với ở trong thịt, muốn dinh dưỡng cân bằng, uống canh cũng đừng quên ăn thịt.
Thay đổi thức ăn thường xuyên
Không nên ăn mãi một loại thực phẩm vì chúng sẽ khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng. Ngoài việc đa dạng thực phẩm bạn cũng có thể thay đổi các loại thức ăn cùng loại.
Chẳng hạn nếu hôm nay bạn ăn cơm, thì ngày mai bạn có thể ăn cháo, ăn bún, ăn phở, ăn bánh mì... Hoặc có thể thay đổi các loại thịt thịt lợn, thịt gà, vịt, thịt bò... các loại hải sản như cá, tôm, cua,... các chế phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, phô mai,.. Sự thay thế này giúp đảm bảo sự đa dạng và phong phú cho bữa ăn của bạn.
Đừng ăn cơm khi quá nóng
Thực quản chỉ có khả năng chịu đựng nhiệt độ cao không quá 60 ° C. Vì vậy bạn chỉ nên ăn cơm ở mức nhiệt thích hợp là 10 ° C - 40 ° C. Nếu nhiệt độ thực phẩm vượt quá 65 ° C, nó sẽ đủ để đốt cháy niêm mạc thực quản. Theo thời gian, sẽ gây ra tổn thương thực quản. Vì vậy, nên để thức ăn nóng, nước đun sôi và các thực phẩm khác nguội trong vài phút và ăn khi nhiệt độ xuống dưới 60 ° C.
Ăn ít món ngọt sau bữa ăn
Trắng miệng sau bữa ăn bằng các thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt sẽ làm tăng năng lượng, dễ dẫn đến béo phì và không có lợi cho sức khỏe của bạn.
Nghỉ ngơi nửa tiếng sau bữa ăn
Tập thể dục không phải việc phù hợp để thực hiện ngay sau khi ăn. Ngoài ra hút thuốc, tắm rửa, uống trà đặc và lái xe cũng là việc không nên làm.
Bạn nên nghỉ ngơi trong vòng nửa giờ sau bữa ăn và chỉ nên làm những việc nhẹ nhàng như lau bàn, quét nhà.
Theo Trần Thu Thủy/ Khoevadep