Quả dứa (thơm)
Enzyme bromelain trong quả dứa có tác dụng làm bong lớp niêm mạc tử cung, tăng khả năng sản xuất các tế bào máu, giúp máu lưu thông tốt hơn từ đó mang lại hiệu quả điều hòa kinh nguyệt, giảm đau. Ngoài ra, ăn dứa cũng là cách nạp những vitamin nhóm B, vitamin C, sắt... giúp nuôi dưỡng làn da.
Gừng
Từ lâu nay người ta đã sử dụng gừng để cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, giảm cảm cúm, giải rượu. Ngoài ra, gừng còn có công dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau hiệu quả. Uống 1-2 ly trà gừng trước và trong ngày "đèn đỏ" có thể giúp chị em cảm thấy đỡ mệt mỏi và giảm đau bụng kinh.
Bên cạnh đó, phụ nữ sử dụng gừng trước và trong ngày "đèn đỏ" còn giúp máu kinh đào thải tốt hơn, ngăn chặn tụ máu hoặc cục máu đông.
Mướp đắng
Mướp đắng chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin C cùng các khoáng chất tốt cho sức khỏe nói chung như giúp giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ hoa, hỗ trợ giảm cân nhanh, làm đẹp da. Đối với phụ nữ, loại quả này còn có tác dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt. Ép mướp đắng lấy nước và uống 2-3 lần/tuần sẽ giúp chị em ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, bạn còn có thể nấu mướp đắng thành các món ăn để dùng trong bữa cơm hàng ngày.
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh chứa enzyme papain có tác dụng thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông máu, giúp máu kinh được đào thải ra bên ngoài dễ dàng. Do đó, chị em nên ăn đu đủ xanh để cảm thấy thoải mái hơn trong những ngày "rớt dâu". Bạn có thể sử dụng loại quả này để nấu canh, làm món xào, làm nộm.
Quế
Giống như gừng, quế có tác dụng phòng và trị bệnh rất tốt. Ăn quế giúp làm ấm cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu. Đặc biệt, trong quế có chất hydroxychacone có tác dụng cân bằng nội tiết và giảm đau trong ngày hành kinh.
Nghệ tươi
Nghệ cũng là loại thực phẩm có tác dụng điều hòa hormone trong cơ thể, chống co thắt và chống viêm hiệu quả. Nhờ đó, nó mang lại tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh. Ngoài ra, nghệ có tính ấm cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu.
Rau mùi tây
Nghiên cứu chỉ ra rằng, rau mùi tây có chứa những chất kích thích tự nhiên giúp điều tiết hormone, điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và giúp chị em phụ không còn cảm thấy khó chịu do đau bụng kinh.
Ngải cứu
Theo Đông y, ngải cứu có tính vị quy, tính ấm, vị đắng, hơi cay, có tác dụng vào 3 kinh là can, tỳ, phế. Loại rau này được xem là thuốc để trị đau bụng kinh, rong kinh, điều hòa kinh nguyệt. Bạn có thể dùng ngải cứu để nấu thành các món ăn hàng ngày hoặc phơi khô để sắc nước uống.
Theo Khoevadep