Lá chè xanh
Đầu tiên, không thể không nhắc đến công dụng tuyệt vời của lá chè xanh là kháng khuẩn, giải nhiệt cơ thể, lợi tiểu... Mà lá chè xanh còn có công dụng trị mẩn ngứa hiệu quả.
Công thức: Dùng 20 gram lá chè xanh (tương ứng với một nắm tay) đun cùng với 1 lít nước lọc. Sau khi nước sôi, bạn có thể tắt bếp và pha cùng với một ít nước lạnh để tắm. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên cùng khăn bông thấm nước để lau rửa các vùng hăm kẽ, các vùng bị tổn thương. Thực hiện liên tục 3 ngày, các cơn ngứa và vết mẩn đỏ sẽ dần tiêu biến.
Lá cây sài đất
Sài đất còn có tên gọi khác là húng trám, ngổ núi, là loại cây mọc dài, xuất hiện ở những vùng ẩm ướt. Trong y học cổ truyền, dân gian thường hay sử dụng thảo dược này dể giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm,… ngoài ra còn được sử dụng để chữa rôm sẩy, vết đốm đỏ rất tốt.
Dùng 100 – 200 gram sài đất nấu cùng với 4 – 5 lít nước, đợi nước nguội bớt bạn có thể sử dụng để tắm. Đồng thời, người bệnh có thể phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vị trí ngứa, dễ nổi mẩn đỏ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, có thể sử dụng lá cây sài đất được bào chế ở dạng khô.
Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp cây sài đất cùng với các nguyên liệu khác dể nấu lấy nước tắm như: lá ké đầu ngựa, kim ngân hoa.
Tía tô
Theo đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, được ví như nguồn kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ngăn chặn tình trạng dị ứng và mẩn ngứa rất tốt.
Các dùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy lá tía tô rửa sạch, nấu với nước trắng rồi tắm khi nước còn nóng. Thực hiện trong 3 ngày liền liên tục thấy hiệu quả tốt của lá tắm này.
Ngải cứu
Ngoài tác dụng giải cảm, trị ho, đau cổ họng, đau đầu, đau bụng khi đến 'tháng'... ngải cứu còn có khả năng làm trắng da và trị mịn, mẩn ngứa.
Theo y học hiện đại, trong lá ngải cứu có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất như flavonoid, artabsin và adenin…. Đây đều là những chất có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả, phù hợp sử dụng để điều trị mề đay và giúp đẩy lùi nhanh chóng cơn ngứa ngáy khó chịu.
Để làm đẹp, bạn chỉ cần rửa sạch nắm lá ngải cứu tươi rồi giã nát. Sau đó đem đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt. Cứ làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ nhỏ hay bị rôm sảy, hãy lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước bé tắm.
Lá khế
Lá khế có vị chát, tính lạnh, công dụng giải độc, sát trùng, chống ngứa ngáy trên da.
Thành phần hoạt chất bên trong của lá khế khi đi qua da sẽ có khả năng đẩy lùi cơn ngứa ngáy hiệu quả. Với khả năng kháng khuẩn tốt như vậy, lá khế còn có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại trên da.
Để nấu nước tắm hàng ngày, mọi người hãy lấy 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với nước, sau đó đổ ra chậu cho nguội bớt, thêm một ít nước lạnh cho nhiệt độ vừa đủ ấm để tắm
Trong quá trình tắm nên lấy bã lá khế chà xát nhẹ lên vị trí mẩn ngứa ngáy trên da sẽ tăng hiệu quả.
Lá cây kinh giới
Kinh giới có vị cay, hơi đắng, tính ôn, được sử dụng để làm rau sống trong các bữa ăn gia đình hiện nay. Ngoài ra chúng còn có tác dụng diệt khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm móc gây hại. Lá kinh giới thường được kết hợp cùng với nhiều loại lá khác để chữa mẩn ngứa hiệu quả.
Dùng một nắm lá kinh giới, rửa sạch với nước để loại bớt bụi bẩn, vi khuẩn. Sử dụng hai tay để vò nát lá kinh giới trước khi cho vào thau nước và khuấy đều. Bạn có thể sử dụng nước ấm hoặc nước lạnh đều được. Các vết đốm li ti sẽ dần tiêu biến nếu bạn thực hiện liên tục mỗi ngày.
Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp cùng với việc sắc lấy nước uống, hỗ trợ quá trình điều trị, phòng chống mẩn ngứa, mụn nhọt.
Trầu không
Lá trầu không thường được dùng để chữa rất nhiều bệnh như: viêm da cơ địa, mề đay, nấm chân tay, mẩn ngứa… rất hiệu quả.
Khi đi vào cơ thể, nước lá trầu không sẽ giúp kháng khuẩn và thải độc tố cực tốt. Ngoài ra, trong lá trầu không chứa các chất như: Tinh dầu, tannin và vitamin,… những chất này có tác dụng trong việc ức chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn, làm lành vết thương trên da.
Lá ổi
Theo đông y, lá ổi có vị đắng, tính ấm, chữa mẩn ngứa, đốm đỏ rất nhạy bén.
Theo y học, chiết xuất lá ổi có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của Staphylococcus aureus, đây là 1 trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về da.
Ngoài ra lá ổi còn chứa tinh dầu dễ bay hơi Eugenol, có khả năng kháng khuẩn, cải thiện cấu trúc da, xoa dịu cơn ngứa ngáy, sưng rát, tiêu mụn nước.
Cách dùng: Lấy 2 nắm lá ổi nấu thành nước tắm mỗi ngày, mẩn ngứa hay rôm sảy trong ngày hè đều tiêu biến hết.
Kim ngân hoa
Kim ngân hoa có vị đắng, tính hàn, không có độc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm... Thành phần dược lý trong cây kim ngân có khả năng ức chế các loại vi khuẩn ngoài da như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, các loại nấm ngoài da.
Do đó, dùng cây kim ngân hoa nấu nước tắm có thể xoa dịu được các cơn ngứa do bệnh mề đay.
Theo Vũ Ngọc/ Khoevadep